- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chấm bài ngay sau ngày thi đầu tiên, dự kiến 15/7 xong
Để kịp công bố điểm theo quy định, ngay sau ngày thi đầu tiên (1/7), nhiều trường đại học đã thực hiện rọc phách, chấm thi.
Để kịp công bố điểm theo quy định, ngay sau ngày thi đầu tiên (1/7), nhiều trường đại học đã thực hiện rọc phách, chấm thi. Có trường dự kiến đến 15/7 sẽ hoàn tất việc này.
Thí sinh kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Lê Văn |
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các hội đồng thi phải hoàn tất việc chấm thi trước ngày 20/7.
Ngay sau khi kỳ thi kết thúc ngày hôm nay, 4/7, các hội đồng thi các trường phía Bắc sẽ vận chuyển đề thi về trụ sở tiến hành làm phách và tiến hành công tác chấm thi.
Ông Huỳnh Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đơn vị chủ trì một cụm thi ĐH tại Hà Nội cho biết, vấn đề nhà trường quan tâm nhất trong công tác chấm thi là làm sao đảm bảo kịp tiến độ đã được Bộ GD-ĐT giao.
Ông Thắng cho biết, nhà trường đã lên phương án chấm thi từ trước. Đối với các môn thi trắc nghiệm, nhà trường đã nhờ Cục Khảo thí của Bộ GD-ĐT chấm thi; trường chỉ nhận kết quả trả về.
Riêng đối với môn Toán, trường sẽ huy động khoảng 50 cán bộ giảng viên môn Toán của mình để chấm thi. "Các giảng viên được huy động chấm thi sẽ không phải tham gia công tác coi thi. Hiện có một số thầy cô đang đi nghỉ. Sau khi kỳ thi kết thúc các thầy cô này sẽ bắt đầu việc chấm thi".
Đối với các môn Văn - Sử - Địa là các môn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không có giảng viên, nhà trường thông qua Sở GD-ĐT huy động khoảng 30-40 giáo viên THPT trên địa bàn để chấm thi ba môn này.
Ông Thắng cho biết, năm nay, số lượng thí sinh dự thi tại cụm thi do Trường ĐH Bách Khoa chủ trì đông hơn nên số lượng bài thi cũng nhiều hơn. Số lượng cán bộ coi thi năm ngoái nhà trường chỉ huy động khoảng 750 người thì năm nay là 946 người.
Theo ông Thắng, số lượng bài thi nhiều, cộng thêm Bộ GD-ĐT muốn tăng thời gian xét tuyển cho các thí sinh nên thời gian chấm bài thi dành cho hội đồng thi cũng chặt chẽ hơn. "Chỉ riêng việc huy động đủ số lượng cán bộ chấm thi cũng đã khá vất vả. Chỉ sơ xuất một chút là sẽ không kịp tiến độ chấm bài" - ông Thắng cho biết.
Khác với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì cụm thi ngay tại trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam được giao chủ trì một cụm thi đại học tại tỉnh Hải Dương. Do đó, sau khi kỳ thi kết thúc, học viện sẽ phải vận chuyển đề thi từ Hải Dương về trường để tiến hành công tác chấm thi.
"Khoảng chiều ngày 5/7, học viện sẽ tiến hành làm phách và sau đó tổ chức chấm thi. Dự kiến công tác chấm thi của trường sẽ diễn ra trong khoảng 10 ngày thì hoàn tất" - ông Vũ Ngọc Huyên, Trưởng phòng Công tác chính trị và công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp, thành viên Ban chỉ đạo thi tại Hải Dương cho biết.
Thí sinh tranh thủ ôn bài trước giờ thi. Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Trong khi đó, các trường phía Nam cũng khẩn trương hoàn thành tiến độ chấm thi.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết năm nay trường được giao chủ trì cụm thi ở Gia Lai cho biết sau khi kết thúc từng môn thi, bài thi được vận chuyển về tại kho lưu trữ của phân hiệu nhà trường tại Gia Lai.
Kết thúc kỳ thi, bài thi sẽ được vận chuyển về Trường ĐHNông Lâm Tp. Hồ Chí Minh thực hiện công tác làm phách và chấm thi. Phương tiện vận chuyển là xe chuyên dụng của Bưu điện tỉnh Gia Lai, có công an bảo vệ.
Trong ngày 5/7 bài được chuyển từ Gia Lai về Trường. Từ 6/7 triển khai công tác làm phách và xử lý bài. Về tổ chức chấm thi, ông Lý cho biết dự tính sẽ chấm từ ngày 9/7 và kết thúc trước 18/7.
“Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ 149 cán bộ chấm thi từ Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, giáo viên từ các Sở GD – ĐT TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Gia Lai. Đội ngũ cán bộ chấm thi này đã tham gia chấm nhiều năm nay và đã được chọn lọc để chấm phần tự luận. Riêng phần trắc nghiệm trường tự chấm” - ông Lý cho biết.
Để đảm bảo an toàn, an ninh cho bài thi, lực lượng bảo vệ, an ninh được Công an Quận Thủ Đức, TP.HCM tăng cường. Các điều kiện cơ sở vật chất tổ chức chấm thi, bảo quản bài thi có đảm bảo an ninh, an toàn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông tin sẽ mời giáo viên các quận khác ở TP.HCM để chấm cho thí sinh ở các quận 5, 6, 8, 10, Tân Bình, Bình Chánh chấm các môn Toán, Văn, Sử, Địa và phần tự luận tiếng Anh, còn lại sử dụng máy quét chấm trách nghiệm.
Ông Hồng khẳng định việc chấm thi sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt, ngay cả việc chấm trắc nghiệm, sẽ có lực lương an ninh canh gác, xem xét và lập biên bản. Các bài thi được thực hiện chấm hai vòng, và chấm kiểm tra độc lập. Nếu sai lệch 0,25 điểm sẽ chấm vòng 3.
Ông Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng Đào tạo trường này cũng bổ sung thêm, độ ngũ chấm có 526 người trong đó môn Toán là 143 người, môn Văn 171 người, môn Sử 49 người, Địa 58 người, Tiếng Anh ( tự luận) 105 người.
“Chúng tôi đã tiến hành rọc phách ngày sau ngày thi thức nhất (2/7) và dự kiến ngày 7/8 sẽ xong công tác làm phách. Ngày 8/7 bắt đầu chấm, dự kiến sẽ xong trước ngày 18/7”.
Ông Trung cũng cho biết, việc chấm kiểm tra theo quy định của Bộ, thực hiện chấm ngẫu nhiên 5% số lượng bài thi. Việc chấm kiểm tra do đội ngũ độc lập thực hiện ở phòng riêng, giáo viên chấm kiểm tra là những người có kinh nghiệm, được lọc trong đội ngũ chấm thi. Hiện tại khu vực chấm thi đã được cách ly và lắp camera theo dõi thường xuyên.
Còn ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho biết: “Ngay trong chiều hôm nay chúng tôi sẽ chuyển bài từ Tây Ninh về TP.HCM. Sáng mồng 5/7 chuẩn bị làm phách, chiều 5/7 rọc phách. Ngày 8/7 sẽ tập trung chấm”.
Ông Sơn thông tin thêm, trường mời 200 giáo viên trong đó hơn 100 giáo viên là của trường và của TP.HCM, còn lại là giáo viên của tỉnh Tây Ninh chấm thi, nhưng tổ trưởng chấm thi, chấm kiểm tra là người của trường ĐH.
Các bài thi được chấm 2 vòng độc lập, sau đó bốc thăm ngẫy nhiên chấm kiểm tra 5% lượng bài thi trở lên.
Theo ông Sơn, dự định việc chấm thi diễn ra trong 1 tuần, ngày 15/7 kết thúc và tập trung dò điểm. Điểm thi được công bố ngày 20/7 theo lịch của Bộ GD-ĐT.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chênh lệch điểm thi 0,5 phải tổ chức đối thoại trực tiếp Quy định điểm các môn thi được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân; không quy tròn điểm (năm 2015, quy định điểm bài thi chấm theo thang điểm 10, lấy lẻ đến 0,25). Điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (năm 2015, quy định trường hợp điểm phúc khảo bài thi lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên đối với môn khoa học tự nhiên và từ 1,0 điểm trở lên đối với môn khoa học xã hội thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo). Điều này có lợi hơn cho thí sinh và sự phân hóa điểm thi được tốt hơn, thuận lợi hơn cho việc xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Các
Hội đồng thi công bố kết quả sau khi đã hoàn tất công tác chấm thi và
đối sánh giữa kết quả thi lưu tại Hội đồng với kết quả thi được cập nhật
vào hệ thống quản lý thi THPT quốc gia. Như vậy, với việc 120 Hội đồng
thi công bố kết quả sẽ phân tải, giúp thí sinh tra cứu kết quả thi dễ
dàng hơn, khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạng. Hạ Anh (Ghi) |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.