Gần 900.000 học sinh làm thủ tục thi THPT quốc gia

Sáng 30/6, gần 900.000 thí sinh trên cả nước làm thủ tục dự thi THPT quốc gia. Đây là năm đầu tiên kỳ thi này được tổ chức ở các địa phương với 120 cụm thi.

Sáng 30/6, gần 900.000 thí sinh trên cả nước làm thủ tục dự thi THPT quốc gia. Đây là năm đầu tiên kỳ thi này được tổ chức ở các địa phương với 120 cụm thi.

>>Toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn.

Trong ngày làm thủ tục, thí sinh có thể sửa những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên. Trường hợp bị mất chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo ngay cho trưởng điểm thi để xem xét, xử lý.

Theo Bộ GD&ĐT, năm 2016, số thí sinh tự thi THPT quốc gia là 887.396 (giảm 118.258 em so với năm 2015). Trong đó, số thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT là 286.129 em, đạt tỷ lệ 32% (năm 2015 là 28%).

Số thí sinh thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ là 519.497 em (chiếm 59%), tương đương năm ngoái.

Số thí sinh thi chỉ đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 81.770, đạt 9% (năm 2015 là 13%).

Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội có lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất: 76.137 người. Sở GD&ĐT Lai Châu có lượng thí sinh đăng ký dự thi ít nhất: 3.405 em.

Cụm thi do ĐH Vinh chủ trì tại Nghệ An có lượng thí sinh dự thi nhiều nhất: 21.691. Cụm thi do ĐH Nông lâm – Đại học Thái Nguyên chủ trì tại Lai Châu có lượng thí sinh dự thi ít nhất: 1.313.

Những điều thí sinh cần lưu ý

Năm 2015, gần 700 thí sinh bị đình chỉ vì vi phạm quy chế kỳ thi THPT quốc gia. Đặc biệt, số thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại di động vào phòng tăng cao. Năm nay, thí sinh phải nắm rõ quy chế, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Gan 900.000 hoc sinh lam thu tuc thi THPT quoc gia hinh anh 1
Lịch thi THPT quốc gia 2016.

Theo công văn do Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin - Bộ GD&ĐT - Nguyễn Sơn Hải ký, các máy tính bỏ túi được phép mang vào phòng thi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu.

Cụ thể, danh sách các máy tính cầm tay thông dụng làm được các phép tính số học, phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt đáp ứng được các yêu cầu trên của quy chế gồm:

- Casio FX 570 MS, FX 570 ES Plus va FX 570VN Plus, FX 500MS, FX 500 VNPlus.

- VinaCal 500 MS, 570 MS, 570 ES Plus, 570 ES Plus II.

- Vietnam Calculator VN-500RS, VN 500 ES, VN 500 ES Plus Function, VN 570 RS VN 570 ES, VN-570 ES Plus.

- Sharp EL 124A, EL 2505, EL 506W, EL 509WM.

- Canon F-788G, F-789GA.

Và các máy tính tương đương.

Gan 900.000 hoc sinh lam thu tuc thi THPT quoc gia hinh anh 2
Xem thêm: 10 lưu ý thí sinh khi thi THPT quốc gia 2016

Đề thi có sự phân hóa cao

Trước đó, trao đổi với báo chí trước, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, đề thi sẽ có sự phân hóa cao, từ cơ bản đến khó. Điểm xét tốt nghiệp và xét tuyển phụ thuộc vào bảng điểm, giúp đảm bảo những thí sinh học cơ bản cũng đỗ tốt nghiệp.

An toàn đề thi là vấn đề được coi trọng. Công tác vận chuyển, sao in, cung cấp đề thi cần thực hiện nghiêm ngặt, có sự tham gia của lực lượng an ninh. Điểm thi do địa phương phụ trách cũng được tăng cường để đảm bảo an toàn.

"Những năm gần đây, một số thí sinh sử dụng chiêu trò, các thiết bị hiện đại trong phòng thi. Tôi đề nghị các cụm thi, điểm thi phải chủ động, lưu ý tính công bằng, minh bạch, khi phát hiện phải xử lý ngay. Công tác an ninh hết sức quan trọng", ông Nhạ nói với báo chí.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, nhận thức được phải đảm bảo sự công bằng trong coi thi, chấm thi, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương, trường ĐH, cụm thi do sở GD&ĐT phụ trách, các vùng khó khăn như Tây Nguyên, miền Trung phải tăng cường cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình tổ chức thi.

Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các địa điểm thi phải có sự thống nhất, khách quan. Tất cả phải bình đẳng, nghiêm túc.

Theo Zing

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016

thi đại học

tuyển sinh đại học

xét tuyển đại học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.