- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên khóc ròng vì "trắng tay" khi nghỉ hè
“Mình có chị đồng nghiệp dạy âm nhạc hợp đồng 15 năm nay. Cứ hè đến là chị ấy quay cuồng làm đủ thứ việc khác để bù vào khoản lương bị cắt vì nghỉ hè”, một giáo viên cho biết.
“Mình có chị đồng nghiệp dạy âm nhạc hợp đồng 15 năm nay. Cứ hè đến là chị ấy quay cuồng làm đủ thứ việc khác để bù vào khoản lương bị cắt vì nghỉ hè”, một giáo viên cho biết.
Đầu tháng 6 khi hoa phượng đỏ rực, tiếng ve ngân vang cũng là lúc năm học kết thúc báo hiệu kỳ nghỉ hè đã đến. Rất nhiều học sinh và giáo viên đều rất háo hức trước một kỳ nghỉ gần hai tháng. Nhiều người đã lên kế hoạch đi du lịch, đi thăm người thân, về quê... để thư giãn sau một năm học nhiều áp lực.
Thế nhưng, vẫn có những giáo viên hoang mang, lo sợ trước mỗi kỳ nghỉ dài 2 tháng thế này. Bởi lẽ, họ là những giáo viên hợp đồng và được trả lương theo tiết dạy. Hết năm học, học sinh nghỉ hè cũng là lúc họ sẽ không được nhận lương. Trong khi đó, các chi phí sinh hoạt vẫn phải trả. Vậy trước mỗi kỳ nghỉ hè, các giáo viên hợp đồng lại cuống cuồng tìm việc làm thêm để bù vào khoản thu “bèo bọt” bị cắt trong hai tháng hè.
Một giáo viên dạy hợp đồng tại trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: “Mình ra trường và đi dạy hợp đồng được mấy năm rồi. Một kỳ nghỉ hè lại tới và đương nhiên những giáo viên hợp đồng như mình sẽ không có lương. Trong khi tiền mua bỉm sữa, sinh hoạt phí vẫn phải đóng đều đặn.
Hè năm ngoái mình mở lớp dạy thêm tại nhà để kiếm thêm thu nhập nhưng đã được lãnh đạo Nhà trường gọi điện và nhắc nhở. Tuy không có quy định nào nói giáo viên hợp đồng không được mở lớp dạy thêm nhưng ở khu vực mình sống khá phức tạp. Thực sự mình rất sợ mỗi khi kỳ nghỉ hè tới”.
Một giáo viên khác ở Phú Thọ cho hay: “Mình cũng dạy hợp đồng được 3 năm. Bèo bọt quá nên sau khi sinh con xong thì xin nghỉ mở trường tư. Mình có chị đồng nghiệp dạy âm nhạc cũng hợp đồng 15 năm nay. Ngoài giờ dạy chị ấy còn nhận trông học sinh bán trú để kiếm thêm thu nhập. Cứ hè đến là chị ấy quay cuồng làm đủ thứ việc khác để bù vào khoản lương bị cắt vì nghỉ hè. Nghề giáo viên đúng là chưa bao giờ bạc như hiện nay”.
“Mình cũng từng là giáo viên hợp đồng 8 năm. Ngày ấy, lương giáo viên hợp đồng chỉ có 350 – 400 nghìn đồng/tháng. Cứ sắp tới nghỉ hè là đêm nằm không sao ngủ được vì nghỉ hè đồng nghĩa với không có lương. Hàng trăm thứ cần tiền thì phải kiếm ở đâu ra. Có những kỳ nghỉ hè mình còn đi làm thuê cho nhiều người trong làng để có thêm thu nhập.
Mình trụ như thế được 8 năm, tới khi con vào lớp một thì phải bỏ nghề đi buôn bán kiếm tiền cho con đi học. Nghĩ tới nghề mà thấy đắng cay. Giờ làm kinh doanh tuy có vất vả hơn chút nhưng đổi lại cuộc sống dư giả, có đồng ra đồng vào cũng đỡ tủi”, chị Ái Hoàng – nhân viên kinh doanh tại Thanh Hóa cho hay.
Liên quan đến vấn đề này, cô Quách Thị Thu - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Tân (Đông Hưng, Thái Bình) cho hay: “Ở trường mình cũng có khá nhiều giáo viên hợp đồng. Nhiều khi nghĩ cũng thương các bạn ấy, dạy hợp đồng một tháng chỉ nhận được 1,5 triệu tiền lương. Trong khi, không phải tháng nào cũng được lấy luôn, có khi phải chờ mấy tháng mới được lấy vì theo ngân sách mà phòng GD&ĐT cấp về”.
Khi phóng viên hỏi, lương 1,5 triệu/tháng mà lại mấy tháng mới được lấy thì giáo viên sống thế nào. Cô hiệu phó xinh tươi này chỉ cười và bảo: “Sống bằng tình yêu trẻ và sự say mê với nghề”.
Cô Thu cho biết thêm: “Nhiều khi mấy chị em ngồi tâm sự với nhau mà thấy chua chát cho nghề giáo viên. Hiện nay, nhiều người đi làm công nhân trong các nhà máy còn được 4-5 triều đồng một tháng. Trong khi giáo viên ngoài giờ lên lớp cũng phải soạn giáo án, rồi công tác chủ nhiệm... cũng bận từ sáng tới tối mà lương thì bèo bọt. Chẳng biết các em trụ được với nghề tới khi nào...”.
Theo Infonet-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.