GS Ngô Bảo Châu chia sẻ trải nghiệm học đánh vần "lạ" theo Công nghệ Giáo dục

Trước những ồn ào tranh cãi về cách đánh vần “lạ” theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Ngô Bảo Châu đã bày tỏ quan điểm của mình.

Trước những ồn ào tranh cãi về cách đánh vần “lạ” theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Ngô Bảo Châu - cựu học sinh trường Thực nghiệm (Hà Nội) - đã bày tỏ quan điểm của mình.

Ngày 30.8, trên trang Facebook cá nhân, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ: “Xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, tôi đảm bảo học theo phương pháp của thầy Đại vẫn biết đánh vần như thường. Tuy nhiên, đôi khi có thể viết sai chính tả (chưa chắc đã do lỗi của phương pháp)”.

 Sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục

Ý kiến của GS Ngô Bảo Châu về phương án đánh vần “lạ” theo sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được nhiều người quan tâm, vì GS Ngô Bảo Châu nguyên là học sinh bậc Tiểu học tại trường Thực nghiệm Hà Nội do GS Hồ Ngọc Đại sáng lập.

Trong cuốn sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, phương án đánh vần có nhiều khác biệt so với cách đánh vần đã quen thuộc, cụ thể là các chữ cái "K", "Q", "C" trong các tổ hợp vần đều đọc là "Cờ".

Cách đánh vần như trên dẫn đến lo ngại có thể học sinh sẽ viết sai chính tả (vì các em viết theo thói quen, đọc sao viết vậy). 

Trong ý kiến của GS Ngô Bảo Châu, có nội dung nghi ngại về hệ lụy của lối đánh vần “lạ” theo Công nghệ Giáo dục, là có thể dẫn đến viết sai chính tả.

Theo GS. Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, việc dùng các khái niệm ngữ âm học dạy trẻ em đánh vần như sách "Công nghệ giáo dục" đẻ ra rất nhiều bất cập. Trước hết, bất cập ngay trong hệ thống khái niệm, thuật ngữ của cách dạy đánh vần theo CNGD.

GS Lợi cho rằng cách dạy đánh vần  như trên làm khó học sinh. 

Trước đó, vào ngày 23.10.2017, trong văn bản thông báo kết quả đánh giá tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục” đến đại biểu quốc hội, Bộ GDĐT cho biết, bên cạnh những ưu điểm, tài liệu nói trên có hạn chế như sau: 

Mục tiêu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu. Các hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản nhưng không hiểu nghĩa.

Tài liệu cũng chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu...

Theo Lao động


cách đánh vần

cách đánh vần lạ

lớp 1

tiếng Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.