- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gửi tác giả bài “Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC..."
Cô là phụ huynh, khi nghe những gì cháu nói trong bài viết "Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC", cô hiểu và rất đồng cảm với cháu.
Những gì cháu nói là rất đúng với thực trạng bây giờ. Áp lực học đã đè lên vai các cháu, phụ huynh đều biết hết…
"Áp lực học đã đè lên vai các cháu, phụ huynh đều biết hết…" (Nhân vật không liên quan tới bài viết. Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Con cô vừa thi xong, và đậu vào Trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM, nhưng kỹ năng sống của nó không có. Tuổi thơ của nó cũng như các cháu là không có, chỉ học và học.
Nhìn nó và bạn bè tới 9, 10h đêm còn chạy ngoài đường, cô thấy thật xót xa. Nhưng biết làm sao hơn? Ai cũng lo và phải học. Nếu mình không học thì làm sao theo kịp mọi người? Làm sao thi đậu? Nếu không đậu hoặc đậu trường không danh tiếng rồi có xin việc được không? Không có việc làm thì cuộc đời sẽ ra sao đây?…
Chính vì những nỗi lo đó mà phụ huynh biết con cực khổ, áp lực nhưng vẫn phải cho con đi học thêm. Vì vậy mà tuổi thơ của các cháu đã mất, và chẳng những mất mà còn vất vả cực khổ hơn người lớn rất rất nhiều…
Bảng so sánh công việc của học sinh và người lớn
Người lớn | Học sinh cấp 2 - 3 | |
Giờ hành chính buổi sáng | Làm việc | Học trong trường |
Trưa | Nghỉ ngơi ăn cơm | Học trong trường hoặc học thêm |
Giờ hành chính buổi chiều | Làm việc | Học trong trường |
17h – 19h | Nghỉ ngơi ăn cơm | Học thêm |
19h – 23h | Chơi, giải trí hoặc đi quán…. | Học thêm |
Sau 23h | Ngủ | Tự học (sau đó mới ngủ, giờ giấc tùy em) |
Còn gì tuổi thơ ????????????? |
Ngoài việc học hành áp lực mệt mỏi ra còn rất nhiều việc gây căng thẳng cho các cháu. Ví dụ như những câu nói ngông ngông của tuổi mới lớn, do học suốt ngày đêm nên khi vào lớp mệt mỏi quá ngồi dựa lưng vào ghế, hoặc dang chân ra một chút cho thoải mái… đều được quy vào đạo đức. Thầy cô rầy la, phụ huynh rầy la... Ôi rất nhiều cái khổ của các cháu.
Thi cử thay đổi liên tục khiến áp lực đè lên vai các cháu thêm nặng hơn. Bây giờ, phụ huynh, giáo viên và học sinh đang rất lo lắng cho năm nay học như thế nào và thi ra sao…
Về việc cấm dạy thêm, nghe thì có vẻ mừng cho các cháu, nhưng với thực trạng những năm qua đề thi như vậy không học thêm thì làm sao làm bài tốt được?
Vì vậy, cô cũng mong các lãnh đạo Bộ Giáo dục khi cấm dạy thêm thì phải cho đề thi trong chương trình sách giáo khoa phổ thông thôi, nhưng cũng phải đảm bảo phân cao thấp được vì không phải học sinh nào cũng nắm hết kiến thức cơ bản đâu. Có như vậy thì các cháu mới yên tâm không đi học thêm nữa, thời gian còn lại tự học và trải nghiệm cuộc sống, nâng cao kỹ năng sống, là điều quan trọng nhất khi bước chân ra xã hội.
Nếu đề thi vẫn có những câu hóc búa như những năm qua, Bộ có cấm dạy thêm thì nhu cầu học thêm vẫn có. Không có thầy cô nào ép học sinh đi học thêm như dư luận từng nói, trừ trường hợp cá biệt - mà ngành nào cũng có cá biệt mà.
Chỉ có đề thi trong chương trình phổ thông thì sẽ không có nhu cầu học thêm, thầy cô không dạy thêm. Và giáo viên cần có lương đủ sống mới yên tâm để không dạy thêm.
Cô mong rằng cháu hãy cố gắng chấp nhận guồng máy hiện tại để có tinh thần học tập, để tương lai cháu tốt đẹp hơn. Chúng ta cùng hy vọng vào sự sáng suốt của lãnh đạo ngành giáo dục, hy vọng rằng họ sẽ sớm tìm được con đường tốt nhất để giảm tải, giảm áp lực, trả lại tuổi thơ cho các cháu. Để các cháu có thời gian vừa học vừa trải nghiệm cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng sống trước khi bước chân ra xã hội.
Chúc cháu sớm lấy lại niền tin và hy vọng.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.