- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lạ lùng trường quốc tế hoạt động gần 20 năm nhưng chưa có phép
Gọi là lạ lùng vì ra đời gần 20 năm nhưng chưa có phép hoạt động trên lĩnh vực giáo dục đối với trường tiểu học, thiếu hiệu trưởng, dạy chương trình quốc tế dù chưa đăng ký…
Gọi là lạ lùng vì ra đời gần 20 năm nhưng
chưa có phép hoạt động trên lĩnh vực giáo dục đối với trường tiểu học,
thiếu hiệu trưởng, dạy chương trình quốc tế dù chưa đăng ký… Và còn
nhiều chuyện kỳ lạ khác diễn ra ở trường Mầm non Dân lập quốc tế FOSCO
và trường Tiểu học quốc tế FOSCO.
Trường học nhưng không giống trường
Trường Mầm non dân lập quốc tế FOSCO (gọi tắt là trường mầm non FOSCO) và trường Tiểu học Quốc tế Fosco (gọi tắt là trường Tiểu học FOSCO) cùng thuộc đơn vị chủ quản là Công ty THNH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO). Trong đó trường Mầm non FOSCO thành lập từ năm 1997 còn trường Tiểu học FOSCO trên giấy tờ được thành lập vào năm 2006.
Dù là trường học nhưng cả hai trường này hoạt động dạy và học chung một khối nhà B thuộc khuôn viên Công ty FOSCO tại số 40 Bà Huyện Thanh Quan (Q.3). Đây là là tòa nhà được xây theo công năng văn phòng làm việc, trường học hoạt động từ lâu nhưng chưa được chuyển đổi công năng thành cơ sở giáo dục. Chính vì vậy mà cơ sở vật chất không phù hợp để dạy học theo quy định của điều lệ trường mầm non.
Khi kiểm tra, Sở GD-ĐT TPHCM cũng đánh giá rằng phòng học nhỏ chưa đảm bảo bố trí trang bị bàn ghế, tủ không hợp lý, nhà vệ sinh chưa phù hợp cho trẻ mầm non. Các lớp học mầm non còn thiếu kệ, đồ dùng đồ chơi, chưa có các kệ cá nhân cho trẻ chơi.
Trong khi đó, trường Tiểu học Fosco cũng không khá hơn khi chỉ có 5 phòng học và thiếu các phòng chức năng khác theo điều lệ trường. Phòng ăn tập thể còn sử dụng đa năng (nhạc, khiêu vũ…), bếp diện tích nhỏ, chưa đảm bảo bố trí một chiều, phân chia khu vực chưa hợp lý. Cả hai trường đều có cùng bếp ăn diện tích nhỏ chưa theo mô hình bếp một chiều. Nhà bếp không phân chưa khu vực sống – chín, rửa chén chung với rửa thực phẩm, thùng rác để kế bên các bồn rửa…
Điều lạ lùng hơn dù là hai đơn vị trường riêng biệt nhưng chỉ có một Ban giám hiệu gồm 2 phó hiệu trưởng. Cụ thể trường Mầm non FOSCO không có hiệu trưởng lẫn hiệu phó hiệu trưởng còn trường Tiểu học FOSCO cũng không có hiệu trưởng và có hai phó hiệu trưởng.
Dạy chương trình quốc tế chưa được công nhận
Theo kết quả kiểm tra toàn diện của Sở GD-ĐT TPHCM, Trường MN quốc tế FOSCO được Sở cho phép mở trường với điều kiện thực hiện nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ GD-ĐT ban hành cho học sinh Việt Nam từ 12 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.
Thế nhưng, trường này lại thực hiện theo mô hình yếu tố nước ngoài, thực hiện chương trình nước ngoài không dạy chương trình của Bộ GD-ĐT theo quyết định cấp phép. Việc này được Sở đã góp ý từ năm 2014 nhưng trường vẫn không khắc phục.
Thêm nữa, trẻ học mầm non người Việt nhưng giao tiếp chính với giáo viên nước ngoài, chưa tính khẩu phần dinh dưỡng đảm bảo đủ calo trong ngày cho trẻ. Phòng GD Mầm non đề nghị cần thực hiện công khai rõ ràng về tiền ăn với phụ huynh.
Đối với trường Tiểu học FOSCO, được thành lập từ năm 2006 nhưng chưa có quyết định cho phép của Sở GD-ĐT cho phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, chưa có minh chứng cũng như được phép sử dụng chương trình của Bộ GD Hoa Kỳ theo giấy phép của UBND TPHCM. Dù chưa được phép giảng dạy chương trình nước ngoài nhưng trường đã và đang tiến hành giảng dạy chương trình nước ngoài cho học sinh Việt Nam và nước ngoài. Hiện tại, trường sử dụng Common core standard (chuẩn kiến thức kỹ năng) của Mỹ dựa trên các sách giáo khoa của Nhà xuất bản National Geographic, Mc Graw Hill.
Cả hai trường có tổng cộng 14 giáo viên nước ngoài và 13 giáo viên người Việt, trong đó một giáo viên nước ngoài chưa đủ bằng cấp phù hợp khi tốt nghiệp ngành kinh tế và chứng chỉ sư phạm bậc trung học.
Đặc biệt mới đây, một số phụ huynh phàn nàn rằng một giáo viên chính người nước ngoài nghỉ đột ngột dù chưa kết thúc năm học. “Con tôi học quen với thầy gần một năm rồi mà sáng nay 10/5 lại thấy đổi giáo viên khác. Thay đổi đột ngột vậy làm ảnh hưởng đến tâm lý con mà mình không muốn”, một phụ huynh cho biết.
Chưa khắc phục vẫn tuyển sinh đều đặn
Quá nhiều bất ổn tại hai trường này và Sở GD-ĐT kiểm tra năm 2015 đã đề nghị phải khắc phục thế nhưng gần một năm qua cả hai trường này vẫn chưa khắc phục xong.
Trong vai phụ huynh, chúng tôi đến tham quan vẫn thấy các khu vực được bố trí chưa hợp lý lối đi, bếp ăn nhỏ hẹp, lối đi khá chật chội. Thế nhưng nhân viên tư vấn vẫn nhiệt tình “quảng cáo” tuyển sinh cho phụ huynh mức học phí dành cho học sinh tiểu học khoảng 200 triệu đồng/ năm, học mầm non khoảng 135 triệu đồng/năm. Nhân viên tư vấn còn khẳng định rằng “trường dạy 100% tiếng Anh chương trình của Mỹ” và được Bộ GD-ĐT đồng ý. Bên cạnh đó, học sinh quốc tịch Việt Nam bắt buộc phải học ngoại ngữ là… tiếng Việt.
Chiều ngày 10/5, phóng viên Dân trí đã liên hệ tìm hiểu với Ban giám hiệu ngôi trường đặc biệt này. Bà Trần Thị Thanh Trúc, quyền hiệu trưởng của trường cho biết hiện tại trường này nhận dạy khoảng 150 học sinh ở cấp mầm non và tiểu học. Trong đó, bà Trúc cũng xác nhận trường tiểu học FOSCO cũng hoạt động từ năm 1997 nhưng quyết định nhưng quyết định thành lập vào năm 2006.
Theo Bà Trúc, trên thực tế, sau khi Sở GD- ĐT kiểm tra toàn diện hoạt động và góp ý khắc phục những tồn tại. Một năm qua trường mới bố trí lại lớp học, kệ tủ, bảo hộ lao động cho giáo viên tại khu vực nhà ăn; mua phần mềm về tính toán khẩu phần ăn cho trẻ, bố trí phòng y tế… Riêng việc mở rộng bếp ăn theo đúng quy định thì dự kiến tới ngày 20/5 mới khởi công sửa chữa, cơi nới.
Bà Trúc cũng thừa nhận để được cấp giấy chứng nhận giảng dạy chương trình nước ngoài, phải thông qua một tổ chức kiểm định chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhân sự, giáo trình. Hiện tại, trường đang liên lạc với tổ chức kiểm định WACS để tìm hiểu các tiêu chí đánh giá và đăng ký để được kiểm định công nhận chương trình.
Bà Trúc thừa nhận cả hai trường vẫn khuyết ban giám hiệu nhưng đưa ra lý do phía đơn vị chủ quản là Công ty FOSCO đang tiến hành thủ tục để xin gộp hai trường làm một trường nhiều cấp học dạy theo chương trình quốc tế, khi đó sẽ hoàn chỉnh nhân sự theo quy định.
Như vậy những vấn đề quan trọng cần phải có của một ngôi trường gồm Ban giám hiệu với vị trí hiệu trưởng cũng như các giấy phép cho trường hoạt động giáo dục và dạy chương trình quốc tế đến nay nơi này vẫn chưa hề có. Thế nhưng thực tế vẫn có nhiều phụ huynh thấy trường thu học phí cao, sĩ số ít, học giáo viên nước ngoài và sách toàn tiếng Anh nên tin tưởng cho con theo học mà không hề biết là chương trình quốc tế chưa có giấy phép.
Một cán bộ của Phòng quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập (Sở GD- ĐT TP.HCM) cho biết, Sở GD đã tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động của trường vào năm 2015. Trường này còn nhiều điểm chưa ổn, phía Sở đã nhắc nhở và cho thời gian khắc phục. Tuy nhiên thời gian qua Sở vẫn chưa tiến hành kiểm tra lại tiến độ khắc phục của trường. |
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.