- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lo chuẩn tiên tiến nửa vời
Nhiều yêu cầu về chuẩn đầu ra của học sinh theo học mô hình tiên tiến được đề ra nhưng các yêu cầu đi kèm chưa có.
Nhiều yêu cầu về chuẩn đầu ra của học sinh theo học mô hình tiên tiến được đề ra nhưng các yêu cầu đi kèm chưa có.
Năm học 2016-2017, TP.HCM có 26 trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập, gồm cả bậc mầm non, tiểu học và THCS. Cho đến nay, nhiều quận, huyện đã thực hiện tuyển sinh theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ các khối lớp đầu cấp. Trong khi đó, một số nơi vẫn còn loay hoay giải quyết giảm tải sĩ số học sinh (HS).
Gánh nặng sĩ số
Khi xây dựng mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập, khó khăn lớn nhất của các quận, huyện là vấn đề sĩ số HS quá đông, trong lúc điều kiện đầu tiên của mô hình này là mỗi lớp không vượt quá 30 em.
Theo ông Đặng Đức Hoàng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận 11, đến nay, đề án đã hoàn thiện nhưng phải chờ xây xong trường để san sẻ gánh nặng sĩ số.
Theo đề án của quận 11, trường THCS Lê Quý Đôn sẽ được phát triển thành trường tiên tiến vì điều kiện cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu tiên tiến thì phải có thêm trường ở cùng phường nhằm giảm tải sĩ số HS.
“Dự kiến đầu năm 2017, quận sẽ khởi công xây mới trường THCS Nguyễn Huệ trên cùng địa bàn phường 5. Khi đó, trường Lê Quý Đôn mới yên tâm tuyển sinh. Còn hiện nay, quận vẫn chưa thực hiện được”, ông Hoàng cho biết.
Ông Hoàng cho hay ngoài khó khăn về sĩ số, áp lực khi thực hiện mô hình này là phụ huynh phải thông hiểu trước. Tuyển sinh ở bậc THCS khó hơn nhiều so với bậc THPT. Lý do là ở THPT, dù muốn hay không, HS cũng phải trải qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10, đủ điểm chuẩn thì vào học.
Ở các bậc khác, phụ huynh lâu nay đã quen với việc cư trú tại đâu thì con cái sẽ vào trường ở đó học. Nếu chỉ vì xây trường tiên tiến mà đẩy những học sinh không có điều kiện đi nơi khác thì chắc chắn phụ huynh sẽ phản ứng.
Tại quận 6, hai trường tiểu học thực hiện theo mô hình tiên tiến là trường Tiểu học Võ Văn Tần và Châu Văn Liêm đã thực hiện tuyển sinh theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ khối lớp 1. Quận 6 đỡ hơn các quận, huyện khác khi sĩ số ở các trường là 28 - 29 HS/lớp.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho hay phản ứng của phụ huynh khi cho con theo học các trường này khá tốt bởi tâm lý “trọn gói” khi cho con theo học mà học phí không quá cao so với các lớp thông thường.
Theo ông Uyên, mức học phí hiện nay thực hiện theo khung quy định, tức là không vượt quá 1,5 triệu đồng/tháng, gồm tiền buổi 2, học tiếng Anh với người nước ngoài, tham gia các lớp kỹ năng sống… HS cũng không phải đi học thêm ở đâu nữa.
Chuẩn còn mơ hồ
Theo lãnh đạo các phòng GD&ĐT, chương trình giảng dạy ở mô hình trường tiên tiến sẽ do các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT TP.HCM hướng dẫn và tập huấn. Tuy nhiên, cơ bản vẫn là buổi thứ nhất học như chương trình của Bộ GD&ĐT quy định; chương trình buổi hai sẽ tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành kỹ năng sống, luyện giao tiếp tiếng Anh.
Theo ông Lưu Hồng Uyên, HS còn được học và thực hành với các phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy tính bảng nên rất hào hứng.
Tuy nhiên, theo hiệu trưởng một trường tiểu học, khi so sánh hai chương trình, mô hình tiên tiến chỉ khác các lớp thường ở việc chú trọng thời gian thực hành cho HS trong chương trình buổi 2. HS được tham gia các lớp kỹ năng ngay trong trường.
Điểm khác biệt nhất là sĩ số ít hơn nên thuận lợi cho việc dạy học cá thể; giáo viên cũng đỡ mệt. Thế nhưng, nhiều yêu cầu về chuẩn đầu ra của HS theo học mô hình tiên tiến được đề ra nhưng các yêu cầu đi kèm lại chưa có. Đó là phương pháp dạy học của giáo viên, nội dung chương trình vẫn còn nặng nề, phụ thuộc những chuẩn quy định cũ.
Theo vị này, giáo viên hiện nay không phải ai cũng sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy học, chưa kể một số người sử dụng công nghệ dạy học còn lúng túng. Lâu nay, họ quen với phấn trắng bảng đen.
“Vì thế, nếu chỉ dừng lại ở việc sĩ số ít thì rất khó thuyết phục phụ huynh cho con theo học do nghi ngờ tiên tiến nửa vời. Dù điều kiện cơ sở vật chất của trường đáp ứng nhưng khi thăm dò ý kiến phụ huynh từ đầu năm học, đa số không an tâm vì chuẩn chương trình theo mô hình tiên tiến còn mơ hồ. Dự kiến của trường nếu thực hiện được sẽ theo hình thức từng lớp thí điểm chứ không làm đại trà”, vị hiệu trưởng nêu trên cho biết.
Năm học 2016-2017, TP.HCM có 26 trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập, gồm cả bậc mầm non, tiểu học và THCS. Cho đến nay, nhiều quận, huyện đã thực hiện tuyển sinh theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ các khối lớp đầu cấp. Trong khi đó, một số nơi vẫn còn loay hoay giải quyết giảm tải sĩ số học sinh (HS).
Gánh nặng sĩ số
Khi xây dựng mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập, khó khăn lớn nhất của các quận, huyện là vấn đề sĩ số HS quá đông, trong lúc điều kiện đầu tiên của mô hình này là mỗi lớp không vượt quá 30 em.
Theo ông Đặng Đức Hoàng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận 11, đến nay, đề án đã hoàn thiện nhưng phải chờ xây xong trường để san sẻ gánh nặng sĩ số.
Theo đề án của quận 11, trường THCS Lê Quý Đôn sẽ được phát triển thành trường tiên tiến vì điều kiện cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu tiên tiến thì phải có thêm trường ở cùng phường nhằm giảm tải sĩ số HS.
“Dự kiến đầu năm 2017, quận sẽ khởi công xây mới trường THCS Nguyễn Huệ trên cùng địa bàn phường 5. Khi đó, trường Lê Quý Đôn mới yên tâm tuyển sinh. Còn hiện nay, quận vẫn chưa thực hiện được”, ông Hoàng cho biết.
Học sinh trường THCS Nguyễn Du (quận 1) trong giờ sinh hoạt ngoại khóa. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Ông Hoàng cho hay ngoài khó khăn về sĩ số, áp lực khi thực hiện mô hình này là phụ huynh phải thông hiểu trước. Tuyển sinh ở bậc THCS khó hơn nhiều so với bậc THPT. Lý do là ở THPT, dù muốn hay không, HS cũng phải trải qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10, đủ điểm chuẩn thì vào học.
Ở các bậc khác, phụ huynh lâu nay đã quen với việc cư trú tại đâu thì con cái sẽ vào trường ở đó học. Nếu chỉ vì xây trường tiên tiến mà đẩy những học sinh không có điều kiện đi nơi khác thì chắc chắn phụ huynh sẽ phản ứng.
Tại quận 6, hai trường tiểu học thực hiện theo mô hình tiên tiến là trường Tiểu học Võ Văn Tần và Châu Văn Liêm đã thực hiện tuyển sinh theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ khối lớp 1. Quận 6 đỡ hơn các quận, huyện khác khi sĩ số ở các trường là 28 - 29 HS/lớp.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho hay phản ứng của phụ huynh khi cho con theo học các trường này khá tốt bởi tâm lý “trọn gói” khi cho con theo học mà học phí không quá cao so với các lớp thông thường.
Theo ông Uyên, mức học phí hiện nay thực hiện theo khung quy định, tức là không vượt quá 1,5 triệu đồng/tháng, gồm tiền buổi 2, học tiếng Anh với người nước ngoài, tham gia các lớp kỹ năng sống… HS cũng không phải đi học thêm ở đâu nữa.
Chuẩn còn mơ hồ
Theo lãnh đạo các phòng GD&ĐT, chương trình giảng dạy ở mô hình trường tiên tiến sẽ do các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT TP.HCM hướng dẫn và tập huấn. Tuy nhiên, cơ bản vẫn là buổi thứ nhất học như chương trình của Bộ GD&ĐT quy định; chương trình buổi hai sẽ tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành kỹ năng sống, luyện giao tiếp tiếng Anh.
Theo ông Lưu Hồng Uyên, HS còn được học và thực hành với các phương tiện hiện đại như máy chiếu, máy tính bảng nên rất hào hứng.
Tuy nhiên, theo hiệu trưởng một trường tiểu học, khi so sánh hai chương trình, mô hình tiên tiến chỉ khác các lớp thường ở việc chú trọng thời gian thực hành cho HS trong chương trình buổi 2. HS được tham gia các lớp kỹ năng ngay trong trường.
Điểm khác biệt nhất là sĩ số ít hơn nên thuận lợi cho việc dạy học cá thể; giáo viên cũng đỡ mệt. Thế nhưng, nhiều yêu cầu về chuẩn đầu ra của HS theo học mô hình tiên tiến được đề ra nhưng các yêu cầu đi kèm lại chưa có. Đó là phương pháp dạy học của giáo viên, nội dung chương trình vẫn còn nặng nề, phụ thuộc những chuẩn quy định cũ.
Theo vị này, giáo viên hiện nay không phải ai cũng sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy học, chưa kể một số người sử dụng công nghệ dạy học còn lúng túng. Lâu nay, họ quen với phấn trắng bảng đen.
“Vì thế, nếu chỉ dừng lại ở việc sĩ số ít thì rất khó thuyết phục phụ huynh cho con theo học do nghi ngờ tiên tiến nửa vời. Dù điều kiện cơ sở vật chất của trường đáp ứng nhưng khi thăm dò ý kiến phụ huynh từ đầu năm học, đa số không an tâm vì chuẩn chương trình theo mô hình tiên tiến còn mơ hồ. Dự kiến của trường nếu thực hiện được sẽ theo hình thức từng lớp thí điểm chứ không làm đại trà”, vị hiệu trưởng nêu trên cho biết.
Theo Người lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.