- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mất niềm tin nếu không kiểm định giáo dục nghiêm túc
Theo TS Nguyễn Kim Dung, mục tiêu kiểm định 35% trường đại học trong năm 2017 khá cao.
Theo TS Nguyễn Kim Dung, mục tiêu kiểm định 35% trường đại học trong năm 2017 khá cao.
TS Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục (thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM), cho rằng mục tiêu kiểm định 35% trường đại học (ĐH) trong năm 2017 khá cao.
Kiểm định là công việc nghiêm túc và dài hơi, nếu không làm nghiêm sẽ không còn mang ý nghĩa tích cực.
- Là người có kinh nghiệm trong việc kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục, là kiểm định viên được Trung tâm KĐCL của ĐH Quốc gia TP.HCM mời tham gia nhiều đoàn đánh giá, theo bà, việc kiểm định có ý nghĩa như thế nào đối với các trường ĐH, cao đẳng (CĐ)?
- TS Nguyễn Kim Dung: KĐCL giáo dục có ý nghĩa rất lớn, đây là công cụ của nhà nước dùng để giám sát chất lượng, giúp các trường phải liên tục chú ý đến chất lượng và cải tiến, giúp xã hội có các thông tin đáng tin cậy về một/các trường ĐH.
Các trường ĐH phải công khai chất lượng giáo dục trong đề án tuyển sinh Ảnh: Người Lao Động.
- Để kiểm định xong một trường ĐH, đơn vị kiểm định cần khoảng bao nhiêu thời gian và bao nhiêu nhân sự?
- Để kiểm định một trường, trung tâm kiểm định cần khoảng từ 5 đến 7 thành viên (từ các trường ĐH khác nhau) trong đoàn đánh giá ngoài, 2 đến 5 thành viên của trung tâm để hỗ trợ các vấn đề thủ tục, hậu cần. Trung tâm cũng phải trình hội đồng kiểm định (khoảng 15 thành viên, trong đó có cả các nhà tuyển dụng) để thông qua kết quả.
Thời gian thực hiện đánh giá ngoài khoảng từ 5 đến 6 tháng để thực hiện các bước từ nhận đăng ký đến thông báo kết quả.
- Thời gian qua, các trung tâm KĐCL giáo dục đã tiến hành KĐCL giáo dục các trường ĐH. Trong thực tế, công tác kiểm định gặp phải những khó khăn gì?
- Trong thực tế, công tác kiểm định đã gặp phải nhiều khó khăn, trong đó quan trọng nhất là chất lượng của các kiểm định viên và các áp lực. Ở đây, tôi chỉ nói về góc độ cá nhân.
Một số kiểm định viên còn nể nang, thậm chí so sánh với mặt bằng chung của trường mình và các trường khác chứ chưa so với sứ mạng và mục tiêu của trường được đánh giá, có tâm lý dễ dãi với các trường.
Đây chưa là vấn đề với các trường tốt, nhưng nếu là trường chưa tốt, có thể làm cho xã hội không còn lòng tin vào kiểm định. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả của các đoàn đánh giá ngoài là đáng tin cậy.
- Hiện, nhiều trường ĐH, CĐ cần tiến hành kiểm định nhưng mới chỉ có 4 trung tâm KĐCL giáo dục. Mục tiêu của Bộ GD&ĐT là đến hết năm 2017 kiểm định 35% trường ĐH và 10% trường CĐ sư phạm. Theo bà, liệu mục tiêu này có quá sức, dẫn đến làm qua loa?
- Mục tiêu Bộ GD&ĐT đặt ra như vậy khá cao, tuy nhiên, tôi nghĩ khó có thể làm qua loa. Kiểm định là công việc nghiêm túc và dài hơi, nếu không làm nghiêm túc sẽ không còn mang ý nghĩa tích cực nữa.
- Thực tế các trường sẽ phải chạy theo thành tích kiểm định, vậy liệu có thể xảy ra hiện tượng tiêu cực, “chạy” các trung tâm KĐCL và kiểm định viên để đạt được chuẩn kiểm định? Làm thế nào để việc kiểm định thực chất và đáng tin, thưa bà?
- Hiện giờ, tôi nghĩ chưa có việc đó xảy ra. Tuy nhiên, nếu xảy ra, các kiểm định viên sẽ phải lên tiếng và các trung tâm kiểm định sẽ khó có thể có được lòng tin của mọi người nếu có việc đó. Bản thân tôi, nếu không còn lòng tin vào kiểm định, tôi sẽ từ chối tham gia.
- Trong 4 trung tâm kiểm định hiện, 3 trung tâm thuộc Bộ GD&ĐT. Theo bà, chúng ta có nên cho phép thành lập những trung tâm kiểm định độc lập? Trung tâm này sẽ hoạt động theo những nguyên tắc nào?
- Bộ GD&ĐT có cho phép thành lập các trung tâm ngoài công lập, độc lập với bộ. Tuy nhiên, điều kiện thành lập khá nghiêm ngặt và khó khăn nên hiện giờ vẫn chưa có. Trong tương lai, tôi hy vọng sẽ có một đến 2 trung tâm KĐCL độc lập.
Theo Người lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.