- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những con số bất ngờ về đánh giá học sinh tiểu học
Thông tư 30 về đổi mới đánh giá học sinh tiểu học đã vào thực tế từ năm học 2014-2015 nhưng những câu chuyện hậu kỳ vẫn chưa hết nóng bỏng sau gần 2 năm đi vào cuộc sống.
>>Kiến nghị thay đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học
Con số giật mình
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức diễn đàn khoa học Đánh giá kết quả kết quả thực hiện TT30.
Tại hội thảo một kết quả nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp, phiếu hỏi, tọa đàm với 630 giáo viên, 30 hiệu trưởng các trường tiểu học ở 5 tỉnh là Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Phú Thọ và Đà Nẵng đã được PGS.TS Vũ Trọng Rỹ và các cộng sự (Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam) công bố.
Ảnh minh họa. Ảnh: Văn Chung. |
Theo đó, mỗi tỉnh, nhóm phỏng vấn 10 trường (5 trường ở thành phố và 5 trường ở nông thôn). Các phiếu hỏi được đưa ra với 20 câu với nhiều khía cạnh của thông tư 30.
Khảo sát cho thấy có tới 95,2% giáo viên được hỏi đều khẳng định thực hiện thông tư 30 họ vô cùng vất vả, phần lớn thời gian họ dành cho ghi nhận xét học sinh. Điều này được các hiệu trưởng, cán bộ quản lý phòng và sở giáo dục thừa nhận.
Đặc biệt thầy cô gặp khó khăn khi thực hiện xét khen thưởng cuối kì và cuối năm học.
Trong khi đó, phụ huynh cũng ít quan tâm chuyện học của con hơn vì ít nhận được bằng chứng về điểm học tập của con. Cụ thể, có tới 59% phụ huynh trả lời phản đối, không tán thành, 35% phụ huynh thơ ơ.
Học trò thấy thoải mái, tự tin, chủ động hơn nhưng lại ít quan tâm việc học hơn trước và thiếu động lực học tập.
63,6% giáo viên trả lời "Không" cho câu hỏi: “Thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30, có khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập không”?
Có 63,7% cho rằng học sinh lười học hơn trước, 30,5% cho rằng “bình thường”, chỉ 5,9% cho là “học sinh chăm học hơn trước”. Gần 94% giáo viên cho rằng, học sinh có học lực khá trở lên đều muốn đánh giá bằng điểm số. Khoảng 60% cho rằng, học sinh có học lực yếu thích được đánh giá bằng nhận xét.
Về thái độ của giáo viên, khảo sát cho thấy thời kỳ đầu giáo viên phản ứng gay gắt, có hành vi đối phó sau quen dần và thực hiện vì nghĩa vụ của giáo viên chứ không nhận thức đây là chủ trương đúng, cần thực hiện. Nhiều giáo viên muốn quay lại đánh giá chấm điểm học sinh như trước đây.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết các trường ông qua đa phần đều nghe được ý kiến phàn nàn của giáo viên. Kêu và nhờ đưa kiến nghị về Bộ GD-ĐT nhưng theo ông Thuyết khi hỏi có được nêu đích danh hay không thì tất cả giáo viên đều lắc đầu nguầy nguậy.
PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: TT30 đã không tạo được động lực dạy và học cho cả giáo viên lẫn học sinh, không phân hóa được chất lượng người học. Theo PGS, những môn như Toán, Tiếng Việt cần phải đánh giá bằng định lượng (điểm số) nếu không sẽ suy giảm chất lượng dạy học cả một thế hệ học sinh.
Các ý kiến tại hội thảo tiếp tục tập trung phân tích nhưng mặt còn chưa được của TT30 và cho rằng cần phải hủy hoặc sửa nội dung TT30 cho phù hợp với thực tiễn, đi kèm với đó là tăng cường tập huấn cho từ cán bộ quản lí, giáo viên và cả phụ huynh.
Bộ GD-ĐT sẽ chỉnh sửa TT30
Trao đổi tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, bước đầu khi triển khai TT30 nhiều người có nói vội vàng. Nhưng trước đó bộ đã có các bước đi, bắt đầu từ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thể thao không chấm điểm thay bằng nhận xét đến 2009 vừa cho điểm vừa nhận xết ở môn Toán, Tiếng Việt, Địa lí. Điểm số khiến học sinh căng thẳng, ganh đua, mất hứng thú học tập, thậm chí sống trong sợ hãi khi điểm kém.
Theo ông Định TT30 triển khai cả nước mang một ý nghĩa nhân văn rất lớn là giảm áp lực điểm số cho học sinh, không được so sánh giữa học sinh này và học sinh khác. Giáo viên phải theo sát năng lực từng em để có nhận xét cụ thể, giúp học sinh tiến bộ.
Về khen thưởng, thay bằng chỉ xếp loại thì nay các em giỏi ở mặt nào sẽ được khen ở mặt đó, khen cụ thể, đa số được khen vì mỗi em có những ưu điểm cần khuyến khích.
Cũng theo ông Định, sau gần 2 năm thực hiện thông tư cơ bản đã được xã hội chấp nhận, gần 100% giáo viên, cán bộ quản lý đã được tập huấn để hiểu sâu về tinh thần, phương pháp đánh giá trên thực tế.
Còn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói ông không nghi ngờ về kết quả khảo sát. Dù đã xác định TT30 khi vào thực tế sẽ có khó khăn nhưng theo ông Hiển "chính người làm cũng không lường hết được khó khăn như thế nào mà phải qua thực tiễn mới bật ra được chỗ yếu để chỉnh sửa".
Ông Hiển thông tin, bộ đang xây dựng chương trình mới, trong đó đã có ý tứ sẽ phải chỉnh sửa TT30. Song lãnh đạo ngành giáo dục cũng lưu ý giáo viên không nên hiểu nhầm, nghĩ phải ghi nhận xét tất cả học sinh trong khi hoàn toàn có thể linh hoạt trong các giờ học như: động viên bằng lời nói trực tiếp, nhắc nhở.
Theo Vietnamnet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.