- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nơm nớp lo giáo viên mầm non bỏ việc
Do công việc vất vả, lương lại thấp nên nhiều năm qua, TP HCM không thể tuyển đủ giáo viên mầm non. Đã vậy, số lượng giáo viên nghỉ việc ngày càng tăng
Do công việc vất vả, lương lại thấp nên nhiều năm qua, TP HCM không thể tuyển đủ giáo viên mầm non. Đã vậy, số lượng giáo viên nghỉ việc ngày càng tăng
Hiện TP HCM vẫn thiếu 781 giáo viên mầm non Ảnh: Tấn Thạnh
Dù TP HCM đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên (GV) mầm non (MN) nhưng những bất cập từ các quy định khiến ngành học MN luôn nơm nớp lo GV bỏ việc, nghỉ việc. Ngành này cũng không đủ sức thu hút học sinh phổ thông chọn lựa.
Gần 150 GV bỏ việc
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, TP hiện có hơn 1.100 trường MN với 335.000 học sinh và hơn 22.000 GV. Tuy nhiên, đến nay, dù đã gần kết thúc học kỳ I năm học 2016-2017, TP HCM vẫn thiếu 781 GVMN. Tại các trường MN còn có tình trạng GV sau khi trúng tuyển không nhận nhiệm sở hoặc công tác một thời gian rồi bỏ việc.
Thống kê của Sở GD-ĐT TP HCM cho thấy trong khoảng thời gian 3 năm từ khi thực hiện Nghị quyết 01 của HĐND TP về hỗ trợ giáo dục MN, vẫn có 144 GV mới tuyển dụng đã nghỉ việc, bỏ việc.
Theo báo cáo của HĐND TP HCM, trong 3 năm thực hiện Nghị quyết 01, TP có 13.375 cán bộ quản lý, GV, nhân viên hưởng mức hỗ trợ 25% tiền lương/tháng; hơn 1.000 cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp giảng dạy nhóm trẻ 6-18 tháng tuổi nhận hỗ trợ thêm 35% lương/tháng. Riêng với GVMN mới ra trường được tuyển dụng, chế độ hỗ trợ lương thực hiện theo lộ trình: năm đầu hỗ trợ 100% lương cho 451 GV; năm thứ 2 hỗ trợ 70% lương cho 445 GV, 100% lương cho 461 GV; năm thứ 3 hỗ trợ 50% lương cho 442 GV và 453 GV nhận hỗ trợ 70% lương.
Tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP HCM vừa qua, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi: Chính sách hỗ trợ lương cho GVMN là rất tốt nhưng tại sao vẫn không thu hút được đội ngũ này? Vậy thì lương là giải pháp duy nhất hay cần thêm những điều kiện nào khác?
Đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy cho rằng đã có chính sách hỗ trợ vẫn không giữ chân được GVMN gắn bó với nghề, nên chăng phải có nghiên cứu để biết nguyên nhân vì sao ngành MN không thu hút học sinh phổ thông? Vì sao GV trúng tuyển nhưng không gắn bó với nghề?
Quá nhiều bất cập
Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, những năm qua, sở đã có những giải pháp thu hút học sinh phổ thông chọn ngành MN. Chẳng hạn, trong công tác hướng nghiệp, sở chỉ đạo các phòng GD-ĐT tổ chức cho học sinh giao lưu, tìm hiểu ở các trường MN; thực hiện chính sách tuyển dụng GVMN ra trường là có việc làm ngay. Tuy nhiên, thực tế là rất ít học sinh chọn ngành học này. Ông Sơn cho rằng theo Nghị quyết 01, ngoài lương thì mỗi GV được hỗ trợ thêm 1,8 triệu đồng/tháng, cũng có thể ổn định cuộc sống.
Theo ông Sơn, nguyên nhân lớn nhất khiến GVMN khó gắn bó với nghề chính là khối lượng công việc. Bởi lẽ, nếu có nhân viên nuôi dưỡng thì mới có thể giúp GVMN giảm bớt công việc. Đó là điều kiện đầu tiên để giữ chân họ bởi vừa chăm sóc vừa dạy trẻ thì GV không thể làm thêm các việc khác. Tuy nhiên, hiện TP vẫn chưa có định biên nhân viên nuôi dưỡng trong trường MN do những bất cập của Thông tư 06 giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định.
Trong khi đó, nhiều ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp HĐND TP HCM vừa qua đã chỉ ra rằng chính việc trả lương theo cơ chế cào bằng như hiện nay cũng cản trở việc thu hút GVMN. Đại biểu Trương Lâm Danh nhận xét GVMN làm việc cực nhọc nhưng Thông tư 20 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ về mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp GVMN còn quá nhiều bất cập. Đơn cử, theo thông tư này, GV dù tốt nghiệp ĐH nhưng nếu công tác ở các cơ sở giáo dục MN thì vẫn xếp lương hạng ba. Để đạt hạng hai, họ phải có danh hiệu là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc GV dạy giỏi. Nếu là GV mới ra trường, làm sao họ đạt được những tiêu chí này?
Tại kỳ họp, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM đã kiến nghị tiếp tục duy trì chế độ hỗ trợ thêm 3 năm đối với GVMN mới ra trường được tuyển dụng, bắt đầu từ năm 2017-2018 đến năm học 2019-2020 và được HĐND TP thông qua.
Theo Người lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.