- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 tiêu chí chọn trường mẫu giáo cho con "chuẩn không cần chỉnh"
8 tiêu chí chọn trường mẫu giáo của bà mẹ dưới đây sẽ phần nào giải tỏa nỗi băn khoăn ấy của các cha mẹ.
Mặc dù cách chọn trường cho con theo kiểu một bà mẹ lười biếng và dễ dãi nhưng tôi đã may mắn khi Mae được học trong một môi trường giáo dục tuyệt vời. Trong suốt 3 năm học, con gái tôi rất thích đi học và khi tốt nghiệp mẫu giáo, con đã được trang bị nhiều kỹ năng hơn những gì tôi mong đợi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn giữ liên lạc với một số giáo viên cũ của con mình, đồng thời tôi còn chia sẻ kinh nghiệm với các bà mẹ khác đang loay hoay tìm trường cho con.
Thế nhưng, thật không may là khi cậu con trai Sam của tôi được 2 tuổi thì trường mẫu giáo cũ của Mae lại chuyển đến một địa chỉ khác, xa nhà hơn, học phí cao hơn, thời gian đưa đón bất tiện hơn và đặc biệt trường đó bây giờ là lựa chọn của rất nhiều gia đình nên rất khó để đăng ký vào học. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nuôi dạy cô con gái đầu, tôi đã biết cách xem xét để chọn lựa trường mẫu giáo phù hợp cho Sam. Và đây là 8 tiêu chí mà tôi đặt ra:
1. Vị trí
Trường gần nhà là lựa chọn ưu tiên số 1. Cho dù là trường mầm non có chất lượng tốt nhưng ở cách xa nhà thì cũng không nên chọn, vì thời gian đưa đón, sự di chuyển đi lại giữa nhà và trường sẽ có những bất tiện đối với cả cha mẹ và trẻ nhỏ. Nhất là có những ngày trẻ chỉ học có 2, 3 tiếng thì lại càng bất tiện. Và hầu như các bà mẹ đều có kế hoạch tận dụng lúc con đi học để đi chợ, dọn dẹp nhà hay đi công chuyện thì sẽ rất khó để sắp xếp thời gian nếu trẻ học xa nhà.
2. Thời gian học linh hoạt
Trường mẫu giáo cũ của con gái tôi chỉ học từ thứ 2 đến thứ 6. Tôi thích điều đó vì chúng tôi sẽ có 2 ngày để nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên, tùy vào công việc của mỗi người mà cha mẹ nên lựa chọn cho con mình học ở những trường có thời gian học linh hoạt. Ví dụ: trường có giữ trẻ thêm vào ngày thứ 7 để cha mẹ có thể gửi trẻ đi học nếu bận việc.
3. Giờ đưa đón trẻ
Có những trường có giờ đón trẻ trễ hoặc trả trẻ sớm. Tùy thuộc vào công việc, hoàn cảnh gia đình mà cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những trường có giờ giấc đưa đón phù hợp với mình. Ví dụ: 17 giờ cha mẹ mới đi làm về vậy thì hãy chọn trường có giữ thêm trẻ ngoài giờ, hoặc có giờ đón trẻ sau 17 giờ để cha mẹ yên tâm và thoải mái, không phải cập rập lo lắng đi đón con cho kịp giờ.
4. Học phí
Học phí ở mỗi trường mẫu giáo là khác nhau. Trường dân lập thì khác trường công lập, trường nội thành thì học phí khác trường ngoại thành. Nhưng cha mẹ nên xem xét điều kiện kinh tế của gia đình, cũng như với mức học phí như thế thì con bạn được nhận lại những gì.
5. Trình độ của giáo viên
Cha mẹ nên quan tâm đến trình độ của giáo viên (đại học, cao đẳng, trung cấp), thâm niên làm việc mà các giáo viên gắn bó với trường. Nếu các thầy cô giáo công tác ở trường lâu năm đồng nghĩa với việc đây là trường ổn định.
6. Cơ sở vật chất
Cha mẹ nên tham quan trường trước khi quyết định cho trẻ theo học. Hãy nhìn vào các lớp học để kiểm tra sự sạch sẽ, kiểm tra các đồ dùng của trẻ, kiểm tra khu vui chơi của trẻ: đồ chơi, sách. Một số trường mầm non có sân chơi ngoài trời, cha mẹ cũng kiểm tra xem liệu nó có an toàn đối với con của mình hay không.
7. Chương trình học trong một ngày
Một ngày trẻ học những gì, thời gian học, thời gian chơi, thời gian ăn, ngủ có hợp lý hay không là những điều mà cha mẹ cũng nên quan tâm.
8. Tham khảo ý kiến của các cha mẹ khác
Hỏi han và chia sẻ kinh nghiệm cũng như những nhận định về các trường mẫu giáo từ những người xung quanh cũng sẽ giúp cho cha mẹ có cái nhìn bao quát hơn về các trường, từ đó đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Tốt nhất, cha mẹ nên hỏi ý kiến của những phụ huynh đang có con theo học tại trường. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.
Đôi nét về tác giả Katharine stahl là một nhà báo có thâm niên làm việc lâu năm tại trang Popsugar với hơn 800 bài viết. Cô còn đam mê về thời trang, làm đẹp và thiết kế nhà. Đã có một khoảng thời gian cô làm việc tại nhà để dành thời gian chăm sóc cho 2 con, nhưng hiện nay thì cô đã trở lại với đam mê làm báo của mình. |
Nguồn: Popsugar
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.