Phụ huynh xin điểm dễ từ chối, đồng nghiệp xin biết làm sao đây?

Cho điểm thì áy náy lương tâm khi không công bằng với nhiều học sinh khác. Không cho thì khó nhìn mặt đồng nghiệp khi “vào đụng, ra chạm” hằng ngày.

Cho điểm thì áy náy lương tâm khi không công bằng với nhiều học sinh khác. Không cho thì khó nhìn mặt đồng nghiệp khi “vào đụng, ra chạm” hằng ngày.

Gần kết thúc học kỳ 1, giáo viên thường nói vui: “Lại đến mùa xin điểm”. Nhiều thầy cô cho biết, đôi khi lâm vào tình trạng khó xử bởi người xin điểm lại chính là đồng nghiệp của mình.

 

Phụ huynh xin điểm dễ từ chối, đồng nghiệp xin biết làm sao đây?-1
Mùa thi cũng là mùa nhiều người xin điểm (Ảnh minh họa VTV)


Cho điểm thì áy náy lương tâm khi không công bằng với nhiều học sinh khác. Không cho thì khó nhìn mặt đồng nghiệp khi “vào đụng, ra chạm” hằng ngày.

Có muôn vàn lý do để xin điểm, xin hạnh kiểm. Người nói rằng cần học bạ “sạch” để con có cơ hội xét tuyển đại học.

Người lại chỉ cần con đỗ tốt nghiệp để cho con đi du học. Có người lại cần con được khen thưởng cho bằng chị bằng em với một lý do vô cùng thực dụng là công ty của chồng, cơ quan của mẹ trao giải cho mỗi giấy khen là 1 triệu đồng…

Thầy H. giáo viên toán một trường phổ thông trung học cho biết: “Phụ huynh xin điểm thầy rất dễ dàng từ chối. Nhưng chính đồng nghiệp mở lời xin “chiếu cô em A. em C. dùm mình với” thì vô cùng khó xử.

Người nói đó là chỗ bà con thân thiết, có em lại là cháu trong nhà…dù khó chịu nhưng bản tính cả nể, thầy H. nói mình cũng đành làm công việc bất đắc dĩ khi mình không muốn.

Nếu phụ huynh đứng ra xin điểm, giáo viên có thể lấy lý do nhà trường quản lý điểm chặt nên khó thực hiện.

Nhưng với giáo viên trong nghề thì chuyện cho khống vài con điểm miệng, sửa vài con điểm kiểm tra 15 phút cứ dễ như trở bàn tay.

Ở bậc tiểu học thường là giáo viên chủ nhiệm đi xin giáo viên bộ môn, không phải điểm mà là nhận xét. Ví như học sinh A. (lớp 2), kiểm tra hai môn Toán, tiếng Việt được 9 và 10 điểm.

Các môn còn lại đánh giá bằng nhận xét Hoàn thành Tốt sẽ đạt học sinh xuất sắc.

Thế nhưng có em môn Thể dục chỉ được giáo viên ghi Hoàn thành là xem như mất ngay danh hiệu xuất sắc.

Nhiều khi phụ huynh chẳng biết để xin nhưng chính thầy, cô chủ nhiệm làm điều này vì muốn lớp mình có nhiều học sinh xuất sắc.

Phần nữa nhiều giáo viên thấy thương trò vì môn nào học cũng tốt nhưng môn Âm nhạc lại bị khống chế và vuột mất cơ hội.

Nhiều giáo viên thường chọn giải pháp “cả nhà cùng vui”

Để tránh rắc rối, để đỡ trông thấy mặt nặng mày nhẹ với nhau nên một số giáo viên dạy môn chuyên thường chủ động hỏi giáo viên chủ nhiệm: “Có lưu ý em nào không?”.

Hoặc thầy cô chủ nhiệm chủ động tìm để đưa danh sách những ứng viên sẽ có cơ hội dành danh hiệu xuất sắc.

Thầy cô giáo môn chuyên cũng căn cứ vào danh sách này lưu ý khi đánh giá xếp loại học sinh.

Thế là không bị mất lòng đồng nghiệp, học sinh vui vì được khen, giáo viên chủ nhiệm vui vì lớp có thêm học sinh nổi trội, phụ huynh vui vì thành tích của con và sự dạy dỗ tiến bộ nhiệt tình của thầy cô.

Giải pháp này nhiều thầy cô gọi là “cả nhà cùng vui”. 

Khâu đánh giá học sinh luôn được xem là khâu quan trọng nhất, đây chính là thước đo về chương trình, về sự dạy dỗ của giáo viên, sự tiến bộ của học sinh.

Dù chương trình có đổi mới thế nào nhưng chính mỗi thầy cô không chịu đổi mới cách nghĩ, cách làm thì việc đánh giá học sinh vẫn thường theo lối mòn cũ.

Theo Giaoduc.net.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phu-huynh-xin-diem-de-tu-choi-dong-nghiep-xin-biet-lam-sao-day-post205588.gd

xin điểm

mùa xin điểm

điểm ảo

bệnh thành tích

chất lượng giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.