- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Sao mẹ không đưa con đến trường ngày khai giảng?'
Trong khi hầu hết các ông bố bà mẹ hân hoan đưa con đến trường ngày khai giảng với biết bao kỷ niệm đẹp thì những người con của giáo viên lại chịu thiệt thòi, lủi thủi không có cha/mẹ ở bên.
Trong khi hầu hết các ông bố bà mẹ hân hoan đưa con đến trường ngày khai giảng với biết bao kỷ niệm đẹp thì những người con của giáo viên lại chịu thiệt thòi, lủi thủi không có cha/mẹ ở bên.
Tâm sự nghề giáo
Nghề giáo xưa nay vẫn được coi là một nghề cao quý bởi mang trên mình sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên nhiều thầy cô lại thấy buồn tủi vì cả đời "dạy con người ta" nhưng chính con của mình lại... bỏ rơi. Buồn tủi nhất là ngày khai giảng - ngày đầu tiên đi học của con.
Đó là câu chuyện đầy tâm trạng của thầy giáo Phạm Văn Miền, Tổng phụ trách trường tiểu học Tiên Động, Tứ Kỳ, Hải Dương. Nhà thầy Miền càng đặc biệt hơn khi cả 2 vợ chồng cùng làm giáo viên tiểu học. Đầu năm học mới, điều đầu tiên phải lo là khoản tiền đóng cho 3 đứa con nhập học. Dù ở nông thôn nhưng vợ chồng thầy cũng phải bỏ ra 2 tháng lương chỉ mua được những đồ dùng tối thiểu.
Về không khí gia đình nhà giáo trước khai giảng thì vội vã không giống ai. Vì dạy tiểu học nên vợ thầy lo chuẩn bị mọi thứ cho lớp mình để vào năm học được chu tất, nhiều việc từ việc rà soát sách vở cho học sinh đủ hay thiếu, đến việc may quần áo đồng phục cho học sinh... Bận rộn hơn so với vợ, thầy Miền làm Tổng phụ trách đội nên đầu năm phải lo ổn định nề nếp học sinh, hướng dẫn các e lớp 1 vào môi trường mới, lo tập luyện nghi thức lễ khai giảng, tập nghi thức Đội...
Vậy là ngày khai giảng, 5h cả nhà bật dậy, đứa con lớn thì hối hả làm những việc nhanh nhất có thể, ăn vội vàng rồi đến trường kịp chuẩn bị cho chương trình văn nghệ, đưa bé dù ngái ngủ vẫn bị bế dậy, và cũng nhanh nhất có thể để mẹ đưa đến trường mầm non còn kịp đến sớm lo cho lớp mình khai giảng. "Chúng quá quen với cảnh tự mình chuẩn bị, tự mình đến trường trong vội vã nên đứa nào cũng im lặng", thầy chia sẻ.
Thầy Tổng thì không phải nói, là người rời khỏi nhà sớm nhất đến trường mà không kịp ăn sáng để lo loa đài, cờ hoa, sân khấu, tập hợp học sinh để đúng 7h chương trình khai giảng chính thức bắt đầu. Sau buổi lễ vẫn như thường lệ thu dọn xong nên cũng không còn thời gian nghĩ ngợi con mình giờ này như thế nào. "Cũng may không khí tươi vui ngày khai trường rồi nhìn các em bỡ ngỡ được chào đón cũng làm mình vơi đi phần nào", thầy Miền bày tỏ.
Còn với thầy Lê Đình Chuyền, hiệu trưởng trường tiểu học Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu thì lại có nỗi buồn khác. Vợ chồng thầy công tác ở tỉnh vùng cao còn 2 con của thầy phải gửi cho ông bà nội. Năm nay con lớn của thầy học lớp 7, tuy nhiên chỉ đúng một lần năm học lớp 1 thầy đưa con đi đến trường ngày khai giảng.
"Đây thực sự là việc tôi trăn trở nhưng đã tham gia công tác trên này rồi thì mình phải theo và làm. Khi đã nhiệt tình rồi thì đôi lúc cũng quên chuyện ngày khai giảng của con. Cũng may hiện tại ở đây có sóng điện thoại nên tôi thường xuyên gọi điện về nhà hỏi han tình hình của con", thầy Chuyền chia sẻ.
Cô Bùi Thị Phương Thảo, một giáo viên mầm non ở Hải Dương thì bày tỏ, lúc nào cô cũng muốn đưa con đi học, kể cả ngày thường. Ngày thường thì có thể đổi giờ để có thể tranh thủ đưa con tới lớp nhưng ngày khai giảng thì giáo viên bắt buộc phải có mặt tại trường, có mặt sớm nên không thể sắp xếp thời gian đưa con đi khai giảng. Vì thế cô phải chuẩn bị hết đồ dùng cho con, là quần áo, treo quần áo, chuẩn bị giày mũ, … tươm tất mọi thứ, dặn dò con phải làm gì trong ngày khai giảng và nhờ người đưa con đi chụp ảnh lưu giữ khoảnh khắc quan trọng này.
"Muốn ở bên con nhưng vì công việc nên không thể thực hiện. Cảm thấy có lỗi với con, mong con sẽ hiểu và trân trọng công việc của mẹ. Thỉnh thoảng tôi vẫn đưa con đi học, nên con có thắc mắc sao khai giảng nào mà mẹ cũng vắng mặt thì tôi giải thích cho con hiểu", cô Nguyễn Anh Thơ, một giáo viên mầm non tâm sự.
'Sao mẹ không đưa con đến trường ngày đầu tiên'
Trong không khí tưng bừng ngày khai giảng này, nhiều thầy cô lại chia sẻ bài thơ "Khi mẹ là giáo viên" của cô Lê Thanh Hồng, giáo viên Ngữ Văn, hiện là hiệu phó trường THCS Thị trấn Kỳ Sơn, Hòa Bình. Bài thơ được chia sẻ cả nghìn lượt và khiến ai đọc cũng phải bật khóc.
"Mẹ chẳng bao giờ có được niềm vui
Đưa con đến trường những ngày quan trọng nhất
Khi con có niềm vui cũng là khi mẹ bận
Con luôn thiệt thòi khi có mẹ giáo viên.
Buổi tựu trường khai giảng đầu tiên
Mẹ thương con lắm nhưng cũng thôi đành chịu
Áo mới vở thơm con vẫn thường nũng nịu
"Mẹ đưa con đến trường, nay buổi học đầu tiên"
Theo chia sẻ của cô giáo Thanh Hồng, bài thơ "Khi mẹ là giáo viên"được cô viết tặng cho con gái đầu của mình là Nguyễn Lê Huyền Trinh vào năm 2007. Cô Hồng xúc động kể lại nguồn gốc bài thơ, khi đó, Huyền Trinh đang học lớp 5 và bé tham gia Cuộc thi Tiếng hát măng non thành phố. Con gái nhõng nhẽo đòi mẹ đưa đi thi nhưng cô Hồng bận việc ở trường nên chỉ đưa con đến nhà bạn của con để đi cùng. Đến lúc xong việc ở trường, cô vội chạy đến và vô cùng vui mừng khi con giành giải nhì phần thi đơn ca dân ca (không có giải nhất).
Tuy nhiên, tiết mục của Huyền Trinh dù giải cao nhưng lại không được chọn đi công diễn khiến bé khóc nức nở ngay tại hội trường. Chị an ủi con nhưng rồi chính mình lại không kìm được nước mắt khi được nghe giải thích “Con muốn biểu diễn cho mẹ xem”. Cảm xúc đó là cảm hứng để khi về nhà chị viết nên bài thơ này. Hiện tại Huyền Trinh đã là cô sinh viên năm 2, trường Sĩ quan lục quân 1.
Năm nay, con út của cô Hồng vào lớp 7, buổi tối trước ngày khai giảng, bé thủ thỉ nhờ mẹ dậy sớm lúc 6 giờ kém đưa đến trường. "Con thì áy náy khi nghĩ bắt mẹ dậy sớm đưa đến trường trong khi mẹ thì ứa nước mắt vì ngày khai giảng mẹ còn phải đi sớm hơn", cô Hồng ngậm ngùi.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.