Sốt mạng về đặt câu "Em tặng mẹ một con hiểu bài"

Đặt một câu có dùng từ "tặng”. Trả lời yêu cầu này, học sinh đã viết câu: “Em tặng mẹ một con hiểu bài”. Câu trả lời này đang gây sốt trên mạng. Vậy vì sao học sinh có cách đặt câu này?

Đặt một câu có dùng từ "tặng”. Trả lời yêu cầu này, học sinh đã viết câu: “Em tặng mẹ một con hiểu bài”. Câu trả lời này đang gây sốt trên mạng. Vậy vì sao học sinh có cách đặt câu này?

Cụ thể, bài tập yêu cầu học sinh tiểu học đặt một câu có dùng từ "tặng”, trả lời yêu câu này, học sinh đã viết: “Em tặng mẹ một con hiểu bài”. 

sot mang ve dat cau "em tang me mot con hieu bai" hinh anh 1

Câu trả lời của học sinh tiểu học đang gây sốt trên mạng (ảnh: IT)

Phản hồi lại cách đặt câu này bạn đọc Nguyễn Minh Khuê cho biết: “Lẽ ra như ngày trước là “Em tặng mẹ một điểm 10” nhưng bây giờ do học sinh tiểu học không còn được chấm điểm nữa, không còn điểm 10 nữa, mà thay bằng những nhận xét “con hiểu bài”, “con học tốt”, “con viết chữ đẹp”… vậy nên bé phải đặt câu một cách “sáng tạo" như vậy”.

Nhiều giáo viên cũng bày tỏ ý kiến khi đọc câu trả lời của học sinh. Bạn đọc Trần Thị Hiền – giáo viên tại Bình Dương (Tp Hồ Chí Minh) cho biết: “Đây là… cái kết của Thông tư 30. Đối với học sinh, những điểm số vẫn là “ký ức đẹp”. Trước đây, mỗi lần được điểm 10, các em thường hào hứng đem về khoe với bố mẹ. Đến ngày 20.11, học sinh các lớp thi đua đạt nhiều điểm 9, 10 dâng lên thầy cô thể hiện lòng kính yêu, biết ơn. Còn giờ thì đúng là chỉ biết tặng mẹ, tặng cô "một… con hiểu bài”.

Phụ huynh Trần Thị Phương (Hà Nội) cho biết: "Mặc dù hiện Thông tư 30 đã bị "khai tử" nhưng với Thông tư 22 thay thế, việc chấm điểm thường xuyên với học sinh tiểu học vẫn không được khôi phục. Ngày nào con đi học về, hỏi con, con cũng  trả lời: Cô chỉ bảo "con hiểu bài", "con học tốt"... 

Trước đó, sau 2 năm đưa vào thực hiện, Thông tư 30 thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học từ việc chấm điểm sang nhận xét bằng lời đã nhận được rất nhiều phản hồi từ dư luận xã hội. Giáo viên thì cho rằng việc áp dụng Thông tư này làm tăng áp lực sổ sách cho giáo viên, giảm động lực học tập của học sinh vì không còn việc chấm điểm thường xuyên nữa.

Mới đây, Bộ GD ĐT cũng đã chính thức cho ra đời Thông tư 22 thay thế Thông tư 30 với nhiều sửa đổi, bổ sung trong đó tăng việc chấm điểm theo kỳ học và giảm số lượng sổ sách mà giáo viên phải hoàn thành. Tuy nhiên, Thông tư 22 (có hiệu lực từ 6.11) vẫn chú trọng nhận xét học sinh chứ không chấm điểm.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.