- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao mẹ Ấn Độ không phạt con
Những bậc cha mẹ ở Ấn Độ tin rằng la hét, giận dữ và quát mắng không giúp họ dạy dỗ con cái tốt hơn.
Những bậc cha mẹ ở Ấn Độ tin rằng la hét, giận dữ và quát mắng
không giúp họ dạy dỗ con cái tốt hơn. Ở đất nước có Ấn Độ giáo, Phật
giáo và Hồi giáo đan xen với nhau này, ngay cả những đứa trẻ nghịch
ngợm, bướng bỉnh nhất cũng không bị phạt. Cha mẹ Ấn Độ có cách giáo dục
tuyệt vời hơn để giúp con phát triển toàn diện và trở thành người biết
sẻ chia, thông cảm và thấu hiểu
Dạy con sống tử tế
Từ khi ra đời, trẻ em ở Ấn Độ được cha mẹ dạy cách sống, làm những điều tử tế với mọi người và bất kỳ sinh vật nào. Để làm vậy, sự kiên nhẫn là điều vô vùng quan trọng và nó được xem là đức tính tốt. Bên cạnh đó, cha mẹ người Ấn Độ cũng dạy con cách kiềm chế cảm xúc và sự cáu giận vì đó là tật xấu, có thể làm người khác bị tổn thương.
Kiểm soát thông tin trẻ có thể tiếp cận
Các bậc phụ huynh tại Ấn Độ thường hạn chế con xem ti vi, nhất là các chương trình liên quan đến nghệ thuật và giáo dục. Ngày nay, nguyên tắc này càng được cha mẹ Ấn Độ coi trọng hơn khi Internet và ti vi có thể tác động tiêu cực, thậm chí gây nguy hại tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
Trước tiên, họ dạy con mình cách ứng xử
Phụ nữ Ấn Độ đặc biệt chú trọng tới phép tắc, lễ nghi, truyền thống văn hóa. Điều đầu tiên họ dạy những đứa con của mình là quy tắc bàn ăn và cách ứng xử phù hợp với mọi người. Ở tuổi lên 2, một đứa trẻ có thể được tha thứ nếu nghịch đồ ăn, nhưng khi lên 10, những hành vi tương tự sẽ không được chấp nhận và tha thứ nữa.
Trở thành tấm gương tốt cho con
Các bậc phụ huynh ở Ấn Độ tin rằng thói quen của họ sẽ tạo nên những nét tính cách của con trong tương lai. Đó là lý do vì sao họ không giảng đạo lý suông cho con mà tự trở thành tấm gương trong từng lời nói và hành động ở những trường hợp cụ thể để con học hỏi, noi theo.
Ở Ấn Độ có nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, vì vậy thế hệ trước cũng thường xuyên tham gia và việc giáo dục, dạy dỗ con cái với mong muốn truyền dạy được những đứa tính tốt cho thế hệ sau.
Gắn kết với con
Các bác sĩ ở Ấn Độ khuyên cha mẹ nên thường xuyên ngủ cùng con nhỏ để có thể cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của con. Ví dụ, nếu đứa trẻ đang có dấu hiệu gặp lo lắng, người mẹ có thể nhận ra ngay lập tức và ôm con vào lòng để trấn an, giúp con bình tĩnh trở lại.
Dạy trẻ cách nói lên suy nghĩ của mình
Các trường học tại Ấn Độ luôn giáo dục con trẻ em nhiều về tinh thần và sự khoan dung. Trẻ em được học cách nói lên những suy nghĩ, ý tưởng của mình và thảo luận về chúng. Trẻ cũng cùng nhau tập yoga, luyện trí nhớ và học mỉm cười... Phương pháp này nhằm thúc đẩy mỗi đứa trẻ tự khám phá tiềm năng của bản thân.
Chú trọng tới cách ứng xử của giáo viên
Giáo viên Ấn Độ được yêu cầu phải có lòng khoan dung cao, sức chịu đựng lớn. Họ không thể tỏ ra bất mãn hoặc đòi hỏi bất cứ điều gì mà họ chưa thực hiện. Các giáo viên cũng thường họp mặt để thảo luận, nhận xét và đánh giá về những quy tắc ứng xử của giáo viên – chứ không phải cho những đứa trẻ.
Khuyến khích trẻ hoàn thiện bản thân
Nhiện vụ chính của bất kỳ học sinh Ấn Độ nào là phải hoàn thiện bản thân, phấn đấu không ngừng để bản thân tốt hơn. Mỗi tháng, những tấm thẻ đặc biệt sẽ được trao tặng cho những học sinh đã nỗ lực và thành công đạt được mục tiêu mình đề ra. Tóm lại, trẻ em Ấn Độ luôn cố gắng để vượt lên, chiến thắng bản thân mình chứ không phải một ai khác.
Nền tảng của giáo dục là tình yêu thương
Tại Ấn Độ, thầy cô giáo không ngần ngại thể hiện tình yêu họ dành cho học sinh của mình. Họ có thể trao cho những đứa trẻ cái ôm ấm áp hoặc gõ nhẹ vào đầu chúng. Và chẳng đứa trẻ nào không thích, hoặc phàn nàn vì điều đó vì những cử chỉ đó thể hiện sự yêu thương và được mọi đứa trẻ chấp thuận.
Giống như ở nhiều quốc gia khác, giáo dục Ấn Độ và các nguyên tắc giáo dục đều được xây dựng dựa trên tinh thần dân tộc. Không có gì sai trái nếu chúng ta cũng học người Ấn Độ cách cư xử tử tế và kiên nhẫn hơn với học sinh, con em của mình.
Theo Sống Mới
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.