- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thí sinh thi sân khấu điện ảnh diễn ngay tại cổng trường
Các thí sinh mang theo dép lê, chổi, hót rác, bánh mỳ, đồ nghề hàng nước để làm đạo cụ trong vòng thi sơ khảo năng khiếu vào trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh (Hà Nội), sáng 21/7.
Các thí sinh mang theo dép lê, chổi, hót rác, bánh mỳ, đồ nghề hàng nước để làm đạo cụ trong vòng thi sơ khảo năng khiếu vào trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh (Hà Nội), sáng 21/7.
>>Thí sinh bắt đầu dự thi các môn năng khiếu
Sáng
21/7, nhiều bạn trẻ đến tham dự buổi thi năng khiếu vào khoa Diễn viên
Kịch – Điện ảnh, Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Có tổng cộng khoảng
60 thí sinh.
Không
giống các trường khác, thí sinh thi vào trường Sân khấu - Điện ảnh được
mặc trang phục tùy chọn, khá thoải mái. Nhiều nam sinh mặc quần ngố,
còn các nữ sinh mặc váy.
Ngoại
hình của các thí sinh thi vào đây khá nổi bật. Trong vòng sơ khảo, các
thí sinh sẽ thể hiện một tiểu phẩm do mình chuẩn bị trước. Trong quá
trình đó, giám khảo có thể đặt tình huống để thử khả năng xử lý của các
bạn trẻ.
Phùng
Tiến Đạt (Sơn Tây, Hà Nội) diễn lại tiểu phẩm mà cậu vừa thể hiện trong
phòng thi. Kịch bản của sĩ tử này là đến ngày thi mà trốn xem đá bóng.
Trong khi đang xem thì Đạt bị phụ huynh bắt quả tang.
Nguyễn
Đăng Đoàn (Lê Văn Lương, Hà Nội) thể hiện tâm trạng bối rối khi lỡ tay
đánh vỡ bình khi mẹ vắng nhà. Sau đó, cậu giấu chiếc bình vào phòng, bảo
mẹ nhắm mắt, đếm 1,2,3 để tạo sự bất ngờ. Và khi mẹ mở mắt ra, thì Đoàn
đã trốn mất.
Còn
Nguyễn Hoàng Điệp (Hưng Yên) lại hoá thân vào một cậu bé mồ côi, đi ăn
cắp vặt để tồn tại. Bất ngờ, cậu tìm thấy một lá thư của mẹ để lại trước
khi mất, dặn cậu đói cho sạch, rách cho thơm.
Đỗ
Đình Đức (Mộc Châu, Sơn La) mang theo cả chổi và mo hót rác để làm đạo
cụ cho kịch bản một anh chàng buồn ngủ luôn bị con chuột quấy rầy. Quá
tức giận, cậu bật dạy đập chuột và đập vỡ cả chiếc cốc thuỷ tinh.
Cô
bạn Vũ Phương Anh (Phú Xuyên, Hà Nội) đóng vai một cô thư ký theo sếp
đi công tác xa. Và sếp đã thử lòng cô bằng việc giữ bản hợp đồng và bảo
là có người lấy cắp.
Hoá
thân tỉ mỉ đến mức nhiều người không nhận ra là thí sinh đó là Phạm Thị
Điệp. Em hoá thân hoàn hảo vào một cô gái bán hàng rong. Trong lúc ngồi
nghỉ, Điệp vô tình phát hiện ra một đứa bé trong thùng rác. Giám khảo
thử cô bằng việc bảo đứa bé đang khóc vì đói. Điệp đã nhanh trí vạch áo
cho đứa bé bú ngay.
Nhai
ngấu nghiến nửa chiếc bánh mì rơi là tình huống cao trào trong tiểu
phẩm của Trần Minh Đức (Nam Định). Đức đóng vai một đứa bé mồ côi, phải
đi bán báo nuôi em. Vô tình nhìn thấy nửa chiếc bánh mì rơi, cậu nhặt
lấy nhai ngấu nghiến nhưng chỉ được 1-2 miếng, cậu sực nhớ ra và cất đi
để dành cho em. Vòng sơ khảo sẽ kết thúc vào ngày 24/7. Sau đó, các thí
sinh đủ điểm sẽ bước tiếp vào vòng 2.
Năm học 2016, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội tuyển 473 sinh viên hệ đại học chính quy. Các thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng. Vòng sơ tuyển từ ngày 20 đến 25/7. Vòng chung khảo từ 26 đến 30/7. Thí sinh vào vòng chung tuyển phải xét thêm điểm môn Ngữ văn hoặc môn Toán theo yêu cầu của từng ngành đăng ký dự thi. Và điểm này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Riêng thí sinh thi vào ngành Diễn viên Kịch – Điện ảnh phải có chiều cao trên 1,65 m (đối với nam) và trên 1,55 m (đối với nữ). |
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.