- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thừa-thiếu giáo viên: Điều động giáo viên phổ thông dạy mầm non?
Việc địa phương điều động giáo viên bậc phổ thông sang dạy học ở cấp mầm non đang có những ý kiến khác nhau...
Việc địa phương điều động giáo viên bậc phổ thông sang dạy học ở cấp mầm non đang có những ý kiến khác nhau...
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đến nay, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Bậc học mầm non đang thiếu nhiều giáo viên nhất. Số lượng giáo viên dư thừa nghiêng về phía khối phổ thông.
Trước thực trạng dôi dư, thiếu giáo viên ở các bậc học tại nhiều địa phương, có ý kiến cho rằng, nơi nào thiếu giáo viên mầm non thì có thể luân chuyển giáo viên bậc phổ thông (THCS, THPT) sang giảng dạy. Liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu, thiết thực hay không?
Trẻ em cấp học mầm non tại tỉnh Sơn La
Theo đại diện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT), việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn do bố trí chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm hoặc do chênh lệch về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giữa xã đặc biệt khó khăn và các xã khác. Nhiều địa phương ký hợp đồng với giáo viên một cách tràn lan, không đúng quy định, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu giáo viên.
Việc bố trí giáo viên dôi dư ở cấp học THCS, THPT xuống dạy cấp học mầm non, tiểu học mà chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn đúng với cấp học đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, môn Ngoại ngữ ở cấp tiểu học chưa phải là môn học bắt buộc nên nhiều địa phương không bố trí biên chế, chỉ cho phép hợp đồng đối với giáo viên dạy ngoại ngữ nên dẫn đến sự thiếu hụt.
Không đồng ý với việc đưa giáo viên dôi dư ở bậc phổ thông xuống giảng dạy bậc mầm non, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh lý giải, giáo viên mầm non có những yêu cầu đặc thù và phải được đào tạo một cách bài bản thì mới mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy trẻ ở lứa tuổi này. Chất lượng giảng dạy bậc mầm non rất quan trọng vì là nền tảng để trẻ phát triển ở những bậc học cao hơn.
Hiện nay, ngành Giáo dục tỉnh Hà Tĩnh đang tham mưu với lãnh đạo địa phương xem xét cơ chế, chính sách cho giáo viên mầm non. Ở bậc phổ thông, tỉnh đang rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ gắn với chủ trương tinh giản biên chế của Chính phủ nhưng vẫn đảm bảo đủ về số lượng giáo viên và chất lượng đào tạo.
Xây dựng tiêu chí cụ thể, minh bạch đối với giáo viên dôi dư
Thanh Hóa là địa phương thừa 2.188 giáo viên cấp THCS, thiếu 1.405 giáo viên ở bậc Mầm non.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thừa-thiếu giáo viên ở các bậc học không chỉ xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa mà còn ở nhiều địa phương khác. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như sự biến động về dân số, quy mô học sinh ở các bậc học...
Hiện nay, giáo viên ở bậc THCS thừa nhưng ở bậc tiểu học và mầm non lại thiếu. Trong khi đó, các cơ quan Nhà nước đang thực hiện việc tinh giản biên chế.
Để giải quyết việc thừa- thiếu giáo viên, ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đang đề xuất với địa phương và Bộ GD-ĐT có biện pháp đảm bảo đủ giáo viên ở bậc mầm non và giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở bậc THCS.
Sắp tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ rà soát lại số lượng giáo viên dôi dư ở các bậc THCS để bố trí chuyển xuống dạy ở cấp tiểu học và mầm non nhưng có sự phân loại. Ví dụ như giáo viên dạy các môn đặc thù về Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, tiếng Anh ở bậc THCS thì có thể chuyển xuống dạy ở bậc tiểu học và sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp dạy học, đào tạo phù hợp với tâm lý ở bậc học này. Đối với giáo viên dạy Toán, Ngữ văn ở bậc THCS cũng sẽ được bố trí xuống dạy những môn này ở bậc tiểu học.
Tuy nhiên, hiện nay, việc điều động giáo viên THCS xuống dạy ở bậc mầm non đang có nhiều băn khoăn vì cho rằng không phù hợp. Do đó, để giải quyết lo lắng này, ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa có hướng là có thể đưa giáo viên THCS xuống dạy học ở bậc mầm non nhưng để họ dạy các môn học phụ hoặc là nhân viên hành chính và phải đáp ứng được về độ tuổi giảng dạy.
Việc xác định giáo viên dôi dư phải được các địa phương xây dựng tiêu chí cụ thể dựa trên việc thành lập hội đồng thẩm định và công khai minh bạch, khách quan cho giáo viên biết.
Cách đây vài năm, trong các cuộc họp với UBND, HĐND tỉnh Thanh Hóa, ngành Giáo dục đã báo cáo rất rõ về tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên ở các bậc học. Đến nay, tình trạng này đã được phản ánh rõ nên Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa phải rà soát lại kỹ để không ảnh hưởng lớn đến số lượng, cơ cấu giáo viên ở các bộ môn và chất lượng giáo dục.
Vừa qua, một số huyện của tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng giáo viên hợp đồng chưa đúng quy định. Tuy nhiên, sau khi ngành Giáo dục địa phương có sự tuyên truyền, giải thích và làm việc cụ thể với các huyện giải quyết các chế độ cho giáo viên nên tình trạng giáo viên khiếu kiện đã chấm dứt.
Nếu những bậc học đang còn thiếu giáo viên thì sắp tới tỉnh sẽ tiếp tục mở đợt tuyển dụng. Còn những giáo viên đã giảng dạy hợp đồng trước đây vẫn có thể tham gia vào những đợt tuyển dụng sắp tới.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đến nay, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Bậc học mầm non đang thiếu nhiều giáo viên nhất. Số lượng giáo viên dư thừa nghiêng về phía khối phổ thông.
Trước thực trạng dôi dư, thiếu giáo viên ở các bậc học tại nhiều địa phương, có ý kiến cho rằng, nơi nào thiếu giáo viên mầm non thì có thể luân chuyển giáo viên bậc phổ thông (THCS, THPT) sang giảng dạy. Liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu, thiết thực hay không?
Trẻ em cấp học mầm non tại tỉnh Sơn La
Theo đại diện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT), việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn do bố trí chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm hoặc do chênh lệch về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giữa xã đặc biệt khó khăn và các xã khác. Nhiều địa phương ký hợp đồng với giáo viên một cách tràn lan, không đúng quy định, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu giáo viên.
Việc bố trí giáo viên dôi dư ở cấp học THCS, THPT xuống dạy cấp học mầm non, tiểu học mà chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn đúng với cấp học đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, môn Ngoại ngữ ở cấp tiểu học chưa phải là môn học bắt buộc nên nhiều địa phương không bố trí biên chế, chỉ cho phép hợp đồng đối với giáo viên dạy ngoại ngữ nên dẫn đến sự thiếu hụt.
Không đồng ý với việc đưa giáo viên dôi dư ở bậc phổ thông xuống giảng dạy bậc mầm non, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh lý giải, giáo viên mầm non có những yêu cầu đặc thù và phải được đào tạo một cách bài bản thì mới mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy trẻ ở lứa tuổi này. Chất lượng giảng dạy bậc mầm non rất quan trọng vì là nền tảng để trẻ phát triển ở những bậc học cao hơn.
Hiện nay, ngành Giáo dục tỉnh Hà Tĩnh đang tham mưu với lãnh đạo địa phương xem xét cơ chế, chính sách cho giáo viên mầm non. Ở bậc phổ thông, tỉnh đang rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ gắn với chủ trương tinh giản biên chế của Chính phủ nhưng vẫn đảm bảo đủ về số lượng giáo viên và chất lượng đào tạo.
Xây dựng tiêu chí cụ thể, minh bạch đối với giáo viên dôi dư
Thanh Hóa là địa phương thừa 2.188 giáo viên cấp THCS, thiếu 1.405 giáo viên ở bậc Mầm non.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thừa-thiếu giáo viên ở các bậc học không chỉ xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa mà còn ở nhiều địa phương khác. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như sự biến động về dân số, quy mô học sinh ở các bậc học...
Hiện nay, giáo viên ở bậc THCS thừa nhưng ở bậc tiểu học và mầm non lại thiếu. Trong khi đó, các cơ quan Nhà nước đang thực hiện việc tinh giản biên chế.
Để giải quyết việc thừa- thiếu giáo viên, ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đang đề xuất với địa phương và Bộ GD-ĐT có biện pháp đảm bảo đủ giáo viên ở bậc mầm non và giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở bậc THCS.
Sắp tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ rà soát lại số lượng giáo viên dôi dư ở các bậc THCS để bố trí chuyển xuống dạy ở cấp tiểu học và mầm non nhưng có sự phân loại. Ví dụ như giáo viên dạy các môn đặc thù về Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, tiếng Anh ở bậc THCS thì có thể chuyển xuống dạy ở bậc tiểu học và sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp dạy học, đào tạo phù hợp với tâm lý ở bậc học này. Đối với giáo viên dạy Toán, Ngữ văn ở bậc THCS cũng sẽ được bố trí xuống dạy những môn này ở bậc tiểu học.
Tuy nhiên, hiện nay, việc điều động giáo viên THCS xuống dạy ở bậc mầm non đang có nhiều băn khoăn vì cho rằng không phù hợp. Do đó, để giải quyết lo lắng này, ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa có hướng là có thể đưa giáo viên THCS xuống dạy học ở bậc mầm non nhưng để họ dạy các môn học phụ hoặc là nhân viên hành chính và phải đáp ứng được về độ tuổi giảng dạy.
Việc xác định giáo viên dôi dư phải được các địa phương xây dựng tiêu chí cụ thể dựa trên việc thành lập hội đồng thẩm định và công khai minh bạch, khách quan cho giáo viên biết.
Cách đây vài năm, trong các cuộc họp với UBND, HĐND tỉnh Thanh Hóa, ngành Giáo dục đã báo cáo rất rõ về tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên ở các bậc học. Đến nay, tình trạng này đã được phản ánh rõ nên Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa phải rà soát lại kỹ để không ảnh hưởng lớn đến số lượng, cơ cấu giáo viên ở các bộ môn và chất lượng giáo dục.
Vừa qua, một số huyện của tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng giáo viên hợp đồng chưa đúng quy định. Tuy nhiên, sau khi ngành Giáo dục địa phương có sự tuyên truyền, giải thích và làm việc cụ thể với các huyện giải quyết các chế độ cho giáo viên nên tình trạng giáo viên khiếu kiện đã chấm dứt.
Nếu những bậc học đang còn thiếu giáo viên thì sắp tới tỉnh sẽ tiếp tục mở đợt tuyển dụng. Còn những giáo viên đã giảng dạy hợp đồng trước đây vẫn có thể tham gia vào những đợt tuyển dụng sắp tới.
Theo VOV
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.