- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tôi có nên đi gặp cô giáo lần nữa?
"Đêm đó con khóc rất nhiều. Con ấm ức vì bị bố đánh do làm sai bài tập đã được cô phê đúng”.
"Đêm đó con khóc rất nhiều. Con ấm ức vì bị bố đánh do làm sai bài tập đã được cô phê đúng”.
Tôi có con gái đang học tiểu học. Con học tốt lại chăm nên gia đình không phải nhắc nhiều. Tin tưởng con, thỉnh thoảng tôi có xem qua bài vở. Hôm ấy, quan sát con làm bài tập về nhà và phát hiện có vấn đề.
Cô giáo yêu cầu học sinh đặt và thực hiện các phép tính đơn giản. Các phép cộng, nhân, chia con làm đúng, nhưng đến phép trừ thì có vấn đề.
Đề bài yêu cầu, đặt và thực hiện phép tính 9 - 4,55 = ? Con làm ra kết quả là 5,55. Tôi hỏi tại sao con tính ra kết quả 5,55 thì con nói rằng, “ở lớp cô giáo hướng dẫn những phép tính như vậy thì hạ dấu phẩy và số sau dấu phẩy của số trừ xuống, sau đó lấy số bị trờ trừ số trước dấu phẩy của số trừ là ra kết quả”.
Tôi bảo con làm vậy là sai và hướng dẫn con làm lại. “Để thực hiện đơn giản, con nên đổi 9 là 9,00. Như vậy, khi 9- 4,55 tức là 9,00- 4,55 = 4,45 mới đúng”. Tôi yêu cầu con tương tự thực hiện với phép tính còn lại theo cách của mình. Nhưng con vẫn lưỡng lự và còn nói “bố bày không đúng như cô dạy ở lớp".
Để con hiểu hơn tôi yêu cầu làm phép tích ngược lại. Con không thực hiện mà còn cãi "cô dạy như vậy". Vì không nghe lời và cãi lại tôi bắt cháu ngửa tay lên bàn, lấy thước đánh vào lòng bàn tay. Con oà khóc nức nở vừa nói, “bố mở vở ra xem, con làm như vậy cô giáo phê đúng".
Thật bất ngờ, mở vở con xem, tất cả các phép tính trừ đều làm như vậy. Nhiều bài tập con làm được cô giáo xem và phê đ (đúng) vào sau.
Đêm đó con khóc rất nhiều. Con ấm ức vì bị bố đánh do làm sai bài tập đã được cô phê đúng. Tôi khuyên con, có thể cô giáo nhầm, con làm theo cách bố là đúng. Tôi cũng nói sẽ đến trường để gặp cô.
Để giúp con làm đúng và "giải oan" cho mình, hôm sau tôi đến trường gặp cô giáo. Tôi biết đây chuyện rất tế nhị nên sẽ góp ý nhỏ. Chờ tới ra chơi, tôi xin phép gặp cô và trao đổi. Để kiểm chứng, tôi mang vở con đến. Dù tôi đã giải thích rõ ràng và nói có thể cô giáo nhầm nhưng cô lại nói dạy đúng.
Khi thấy phụ huynh trao đổi, một số giáo viên khác cũng tới xem. Hiệu trưởng nhà trường cũng có mặt sau đó. Tất cả đều thừa nhận giáo viên dạy nhầm. Sau đó cô giáo nói tôi thông cảm và sẽ điều chỉnh.
Trước khi ra về, tôi có nói với cô "Chỉ là sự nhầm lẫn, tôi chỉ góp ý trên tinh thần xây dựng, cô xem như không có chuyện gì".
Những ngày sau đó, con tôi vẫn học bình thường. Kiểm tra bài vở, thấy các phép trừ đều làm đúng. Nhưng con không vui như trước. Khi mẹ hỏi thì cháu trả lời, “sau khi bố tới trường gặp cô H, cô không còn cho con phát biểu như trước. Có hôm cô bảo bạn nào trong lớp biết câu trả lời thì xung phong, chỉ một mình con nhưng cô vẫn không gọi và bỏ qua".
Tôi thấy thương con và rất áy náy. Tôi có nên đi gặp cô giáo lần nữa?
Tôi có con gái đang học tiểu học. Con học tốt lại chăm nên gia đình không phải nhắc nhiều. Tin tưởng con, thỉnh thoảng tôi có xem qua bài vở. Hôm ấy, quan sát con làm bài tập về nhà và phát hiện có vấn đề.
Cô giáo yêu cầu học sinh đặt và thực hiện các phép tính đơn giản. Các phép cộng, nhân, chia con làm đúng, nhưng đến phép trừ thì có vấn đề.
Đề bài yêu cầu, đặt và thực hiện phép tính 9 - 4,55 = ? Con làm ra kết quả là 5,55. Tôi hỏi tại sao con tính ra kết quả 5,55 thì con nói rằng, “ở lớp cô giáo hướng dẫn những phép tính như vậy thì hạ dấu phẩy và số sau dấu phẩy của số trừ xuống, sau đó lấy số bị trờ trừ số trước dấu phẩy của số trừ là ra kết quả”.
Tôi bảo con làm vậy là sai và hướng dẫn con làm lại. “Để thực hiện đơn giản, con nên đổi 9 là 9,00. Như vậy, khi 9- 4,55 tức là 9,00- 4,55 = 4,45 mới đúng”. Tôi yêu cầu con tương tự thực hiện với phép tính còn lại theo cách của mình. Nhưng con vẫn lưỡng lự và còn nói “bố bày không đúng như cô dạy ở lớp".
Để con hiểu hơn tôi yêu cầu làm phép tích ngược lại. Con không thực hiện mà còn cãi "cô dạy như vậy". Vì không nghe lời và cãi lại tôi bắt cháu ngửa tay lên bàn, lấy thước đánh vào lòng bàn tay. Con oà khóc nức nở vừa nói, “bố mở vở ra xem, con làm như vậy cô giáo phê đúng".
Thật bất ngờ, mở vở con xem, tất cả các phép tính trừ đều làm như vậy. Nhiều bài tập con làm được cô giáo xem và phê đ (đúng) vào sau.
Đêm đó con khóc rất nhiều. Con ấm ức vì bị bố đánh do làm sai bài tập đã được cô phê đúng. Tôi khuyên con, có thể cô giáo nhầm, con làm theo cách bố là đúng. Tôi cũng nói sẽ đến trường để gặp cô.
Để giúp con làm đúng và "giải oan" cho mình, hôm sau tôi đến trường gặp cô giáo. Tôi biết đây chuyện rất tế nhị nên sẽ góp ý nhỏ. Chờ tới ra chơi, tôi xin phép gặp cô và trao đổi. Để kiểm chứng, tôi mang vở con đến. Dù tôi đã giải thích rõ ràng và nói có thể cô giáo nhầm nhưng cô lại nói dạy đúng.
Khi thấy phụ huynh trao đổi, một số giáo viên khác cũng tới xem. Hiệu trưởng nhà trường cũng có mặt sau đó. Tất cả đều thừa nhận giáo viên dạy nhầm. Sau đó cô giáo nói tôi thông cảm và sẽ điều chỉnh.
Trước khi ra về, tôi có nói với cô "Chỉ là sự nhầm lẫn, tôi chỉ góp ý trên tinh thần xây dựng, cô xem như không có chuyện gì".
Những ngày sau đó, con tôi vẫn học bình thường. Kiểm tra bài vở, thấy các phép trừ đều làm đúng. Nhưng con không vui như trước. Khi mẹ hỏi thì cháu trả lời, “sau khi bố tới trường gặp cô H, cô không còn cho con phát biểu như trước. Có hôm cô bảo bạn nào trong lớp biết câu trả lời thì xung phong, chỉ một mình con nhưng cô vẫn không gọi và bỏ qua".
Tôi thấy thương con và rất áy náy. Tôi có nên đi gặp cô giáo lần nữa?
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.