'Tôi may mắn vì trượt đại học'

Với nhiều sĩ tử, thất bại trong kỳ thi đại học đồng nghĩa tương lai ảm đạm. Tuy nhiên, đôi khi, thất bại lại là cơ hội mở ra con đường khác đến thành công.

Với nhiều sĩ tử Trung Quốc, thất bại trong kỳ thi đại học đồng nghĩa tương lai ảm đạm. Tuy nhiên, đôi khi, thất bại lại là cơ hội mở ra con đường khác đến thành công.

>>Nhóc tì 9 tuổi tự tin tham dự kỳ thi đại học

Hai ngày qua, gần 10 triệu sĩ tử Trung Quốc trải qua hai ngày thi gaokao - kỳ thi tuyển sinh đại học được đánh giá khắc nghiệt nhất thế giới.

Năm 2009, tôi cũng tham gia cuộc đua khốc liệt vào trường đại học. Ngay từ nhỏ, gia đình, nhà trường dạy tôi rằng, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất phải hoàn thành, vì sự nghiệp tương lai.

Đối với nhiều thế hệ trẻ ở Trung Quốc, học đại học là tấm vé dẫn đến thành công. Ngày nay, nó vẫn là cơ hội đổi đời của hàng triệu học sinh vùng nông thôn. Thất bại đồng nghĩa việc không bằng cấp, công việc thu nhập thấp và là hối tiếc cả đời.

Vì thế, tôi miệt mài học tập, theo học trường điểm để có thể đặt chân vào trường đại học danh tiếng ở Bắc Kinh, nhưng sẽ học cái gì, thì tôi không biết.

'Toi may man vi truot dai hoc' hinh anh 1

Hình ảnh sĩ tử ôn thi trên giường bệnh đã không còn xa lạ ở Trung Quốc. Ảnh:CFP.

Ôn thi gaokao là thử thách lớn cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Thông thường, học sinh lớp 12 phải học từ 7h đến 17h30 chiều. Nhiều bạn còn ở trường, học thêm đến 21h tối. Tôi là một trong số ít lựa chọn học tại nhà để không phải chịu đựng bầu không khí ôn thi căng thẳng.

Giáo viên khuyên chúng tôi tập trung học. Phụ huynh sẵn sàng làm mọi thứ nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất cho con. Sự chăm lo của bố mẹ càng khiến tôi áp lực và... chán học

Sau bữa tối, tôi ngồi vào bàn học, cố làm ra vẻ đang miệt mài ôn thi, nhưng thực ra đang lén đọc tiểu thuyết hoặc tạp chí giấu dưới sách giáo khoa, đồng thời đề cao cảnh giác phòng khi bố mẹ kiểm tra đột xuất.

Những người xung quanh luôn cho rằng, tôi học chưa đủ chăm khiến tôi sợ thất bại và mắc chứng căng thẳng nghiêm trọng. Trong cả năm lớp 12, tôi phải dùng thuốc an thần để ngủ được.

Vì thế, việc tôi trượt đại học cũng không có gì khó hiểu.

'Toi may man vi truot dai hoc' hinh anh 2

Áp lực phải đỗ đại học khiến nhiều học sinh học tập đến kiệt sức. Ảnh: BBC.

Ngày công bố kết quả, mặc dù đã lường trước, tôi vẫn sốc nặng. Cảm thấy xấu hổ, tôi tự nhốt mình trong phòng cả ngày đến khi bố mẹ phá cửa vào.

Tôi từng hy vọng có thể theo học ngành ngoại ngữ tại một đại học ở Bắc Kinh. Đương nhiên, tôi đã không thể thực hiện nó.

Bố mẹ đề nghị tôi học thêm một năm rồi thi lại. Ý nghĩ đó khiến tôi rùng mình, ớn lạnh. Tôi đã từ chối.

Tôi quyết định theo học ngành biên tập và xuất bản tại một trường hạng ba ở thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang). Mặc dù ngành này không tệ nhưng tôi không cảm thấy hào hứng và mất hết động lực.

Hai năm đầu, tôi không hiểu sao mình lại phải học nhiều thứ vô nghĩa đến vậy cũng không biết lý do các bạn học cố tham gia câu lạc bộ hay hội học sinh để lấy "kinh nghiệm lãnh đạo".

Vì vậy, tôi bỏ học. Tại thời điểm đó, nhiều người coi đây là quyết định điên rồ. Tôi du học ngành báo chí tại Đại học Iowa (Mỹ).

Giờ nghĩ lại, tôi thấy nỗi căng thẳng, sợ hãi hồi ôn thi gaokao thật vô nghĩa. Thất bại đó cũng chẳng thể hủy hoại cuộc đời tôi.

Thời gian học tại Iowa giúp tôi có thêm kinh nghiệm, nhận ra đam mê và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để thành công.

Tôi thực sự cảm thấy may mắn vì đã thất bại trong kỳ thi gaokao. Nếu không, tôi đã theo học một trường ở Bắc Kinh và không bao giờ có thể trải nghiệm nền giáo dục phương Tây. Và đương nhiên, tôi sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của giáo dục.

Tại Iowa, dù không ai thúc ép, tôi tự giác học hành chăm chỉ hơn hồi trung học, cố gắng để không lãng phí một đồng học phí nào. Tôi trưởng thành hơn và hiểu được mình muốn gì.

Hiện tại, tôi vẫn không thể lý giải nổi nỗi sợ hãi của các sĩ tử trước kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng với tôi, thất bại đó là cánh cửa mở ra một con đường khác dẫn tới thành công.

Trên đây là chia sẻ của Shen Lu, phóng viên của tờ CNN, về thất bại của cô trong kỳ thi năm 2009.

Gaokao là kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, được đánh giá là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới. Kết quả bài thi có tính quyết định tới khả năng thành công sau này của người trẻ.

Áp lực thi cử khiến hàng triệu thí sinh lao đầu vào học, thậm chí ngay trên giường bệnh. Nhiều em lo sợ thi trượt hoặc không chịu nổi thất bại khiến tình trạng tự tử học đường trước và sau kỳ thi diễn ra nghiêm trọng.

Với tư cách là người từng nếm trải áp lực cũng như nỗi xấu hổ khi nhận kết quả thi không tốt, Shen Lu chia sẻ kinh nghiệm bản thân như một lời động viên gửi tới giới trẻ Trung Quốc, hy vọng các em có cái nhìn thoáng hơn.


Theo Yan

thành công

thi đại học

trượt đại học

áp lực học tập

học sinh Trung Quốc

áp lực thi cử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.