- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tránh xa 10 điều này nếu không muốn biến con bạn trở thành đứa trẻ chậm phát triển
Dưới đây chính là 10 sai lầm mà các phụ huynh cần tránh để con mình không trở thành đứa trẻ chậm phát triển.
Có rất nhiều việc cha mẹ làm xuất phát từ tình yêu thương nhưng về lâu dài, nó có thể tác động tiêu cực khiến trẻ chậm phát triển về mọi mặt, từ tiếp thu kiến thức đến kĩ năng xã hội.
1. Làm mọi việc thay con
Thấy con gặp khó khăn trong vấn đề gì là bố mẹ đã vội vàng giúp đỡ, nhưng đây không phải là điều tốt cho con. Hãy để con tự lập và giải quyết vấn đề theo cách riêng. Ví dụ như việc mở nắp một lon nước, chỉ giúp con khi thấy bé đã cố gắng mở nhiều lần và không thành. Kể cả với bài tập về nhà của con, hãy để con tự làm và tìm cách giải. Thay con làm mọi việc rất dễ khiến con bạn đánh mất cơ hội học tập.
2. Mua bất cứ thứ gì con thích
Bạn luôn cố gắng làm việc để dành cho con điều kiện vật chất tốt nhất, nhưng điều quan trọng hơn là cần dạy con sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Không bao giờ đáp ứng tất cả yêu cầu của con, ngay cả khi bạn có điều kiện. Thay vào đó, hãy cho con học những điều giá trị hơn như: không phụ thuộc vào vật chất của gia đình, những món quà không phải là cách bố mẹ thể hiện tình yêu thương với con cái.
3. Trao cho con quá nhiều lựa chọn
Trao cho con quá nhiều lựa chọn khiến con bạn dễ có cảm giác dư thừa và thiếu quyết đoán. Chẳng hạn bạn dẫn con đến cửa hàng đồ chơi và cho phép con lựa chọn bất cứ món đồ nào mà chúng thích. Tất cả các lựa chọn được đưa ra có thể khiến con trở nên rối rắm và cuối cùng bạn là người đưa ra quyết định thay con. Như vậy việc bố mẹ nên làm là chỉ đưa ra cho con một số lựa chọn nhất định.
4. Quyết định thay con
Bạn vội vã và không đủ kiên nhẫn để chờ đợi con mình lựa chọn, dẫn đến việc bạn quyết định mọi thứ thay cho con. Đơn giản như khi dẫn con đến nhà hàng, bé loay hoay mãi chưa chọn được món ăn nào thì bố mẹ sốt ruột không thể chờ đợi và gọi món luôn cho bé. Hãy dừng ngay việc làm này lại nếu không muốn con mất đi những bài học quý giá. Bố mẹ nên là người kiên nhẫn và để con thể hiện mong muốn của mình. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng kĩ năng đưa ra quyết định và khả năng giao tiếp trong tương lai.
5. Cho phép con lười biếng đọc sách
Nuôi dưỡng tình yêu đọc sách là rất cần thiết với sự phát triển của con, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của trẻ trong tương lai. Con có thể không cần là một người đọc quá say mê, chỉ cần con đủ kiên nhẫn để ngồi yên lặng và đọc một câu chuyện ngắn, tránh xa điều khiển tivi và các chương trình truyền hình.
Hãy cùng con chia sẻ niềm vui đọc sách theo cách nhẹ nhàng. Đừng thúc ép con. Gia đình nên cùng nhau tạo dựng một khoảng thời gian trong ngày được gọi là thời gian đọc, để mọi người không chỉ trau dồi kiến thức mà còn tạo mối gắn kết giữa các thành viên.
Rèn cho con thói quen tránh xa tivi để dành thời gian đọc sách (Ảnh minh họa).
6. Con không cần làm việc nhà
Học tập không chỉ qua kiến thức sách vở và trường lớp mà con cần được trau dồi kĩ năng thông qua những công việc đòi hỏi sự siêng năng và kiên nhẫn. Công việc tưởng lặt vặt như việc nhà sẽ giúp trẻ nâng cao ý thức trách nhiệm. Do vậy đừng bao giờ lơ là dạy bảo con làm các công việc nhà, giúp đỡ bố mẹ.
Những công việc nhà giúp con nâng cao ý thức trách nhiệm (Ảnh minh họa).
7. Dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử
Không thể chối cãi rằng trẻ sử dụng nhiều thời gian xem tivi, các thiết bị điện tử sẽ càng trở nên thụ động và khép kín hơn. Khi thoát khỏi thế giới công nghệ và hòa nhập vào thực tế thì con cảm thấy khó khăn, chán nản và lơ là. Hãy kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, chỉ phục vụ cho những bài học trên một số trang mạng nhất định.
Bố mẹ cần khắt khe kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con (Ảnh minh họa).
8. Ngăn cản con tham gia các hoạt động thể chất
Trí thông minh có thể được nuôi dưỡng khi tiếp xúc với thế giới xung quanh. Khuyến khích con chơi các môn thể thao hoặc các hoạt động nhóm đòi hỏi tương tác, phối hợp sẽ giúp con phát triển tốt kĩ năng giao tiếp, làm việc tập thể. Hơn thế, con còn học được cách cư xử, tương tác với mọi người xung quanh và tự mình xây dựng các mối quan hệ.
Khuyến khích con tham gia hoạt động thể chất để có được sự phát triển toàn diện (Ảnh minh họa).
9. Không thiết lập ranh giới và hình phạt rõ ràng
Không cần thiết phải quá cứng nhắc áp dụng quy tắc, luật lệ với trẻ nhỏ. Tuy nhiên Luôn cần có ranh giới rõ ràng để con cư xử, hành động đúng mực. Ranh giới kỉ luật rõ ràng và thực tế sẽ giúp con trở thành một người sống có trách nhiệm trong tương lai.
10. Luôn luôn nhượng bộ để con giành phần thắng
Để con trải nghiệm những thất bại sẽ mang đến nhiều bài học giá trị hơn là chiến thắng. Trong một cuộc đua con có thể hạnh phúc khi giành được chiến thắng nhưng sẽ có lúc con cần trải nghiệm nỗi buồn của sự thất bại. Hãy dạy con cách làm việc chăm chỉ và cạnh tranh công bằng để giành lấy chiến thắng ngọt ngào cho bản thân. Ví dụ như các môn thể thao, đừng ngăn cản con tham gia vì nỗi sợ thất bại, thua cuộc. Như vậy trẻ không bao giờ học được cách phấn đấu, nỗ lực trong cuộc sống và lớn lên càng có khả năng luôn cảm thấy bản thân thất bại.
Nguồn: Parent
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.