- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tuổi trẻ hãy sống với nghị lực và hoài bão
rước ngày tôi nhập học, anh chị em, hàng xóm gom góp mỗi người một ít cho tôi làm hành trang đi học. Rồi tôi bắt đầu lao vào học tập, bươn chải làm thêm đủ nghề...
Trước ngày tôi nhập học, anh chị em, hàng xóm
gom góp mỗi người một ít cho tôi làm hành trang đi học. Rồi tôi bắt đầu
lao vào học tập, bươn chải làm thêm đủ nghề, trong đầu lúc nào cũng nhẩm
tính rằng đã đủ tiền cơm tháng hay chưa…
Đọc bài viết “Khi cha mẹ không để con trưởng thành!” của tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền và bài viết “Cha mẹ bao bọc con quá kỹ, hậu quả lâu
dài” của tác giả Mỹ Đức, tôi cũng có vài dòng tâm sự về con đường lập
nghiệp của mình với mong muốn các bạn trẻ đọc và suy nghĩ thêm về cuộc
sống hiện nay.
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có 7 anh chị em. Cha mẹ tôi
là những người tần tảo, bươn chải đủ thứ, từ nghề chính - đó là làm
công nhân vệ sinh môi trường (thu gom rác), đến thu mua, nhặt phế liệu,
luộc ngô, khoai đem bán… Mặc dù sinh ra, lớn lên ở thành phố, nhưng do
gia đình đông con, 7 anh chị em chúng tôi vừa đi học, vừa phụ giúp cha
mẹ kiếm sống. Từ nhỏ, tôi đã nghe hàng xóm gọi “biệt danh” gia đình tôi
là nhà ông “Tư rác”. Khi nghe “biệt danh” đó, tôi rất mặc cảm và tự ti
về bản thân mình và gia đình, nhưng đổi lại, chúng tôi yêu thương cha mẹ
hết mình. Từ lớp hai, tôi đã biết nấu cơm, đi chợ phụ giúp việc nhà để
anh chị đi làm thêm ngoài giờ học.
Hết lớp 9, tôi nghỉ học và đi học nghề. Khi bước chân ra đời, được
những người thân yêu khuyên bảo, dìu dắt, tôi đã nộp đơn đăng ký vào
Trường Trung cấp VHNT học hệ 4 năm Âm nhạc, vừa học nghề, vừa học bổ
túc, vừa tự làm thêm ban đêm để sống. Tốt nghiệp Trung cấp Âm nhạc với
tấm bằng giỏi, tôi được nhiều đơn vị tuyển dụng với mức thu nhập khá
cao. Tuy nhiên, “biệt danh Tư rác” của gia đình đã thêm nghị lực phấu
đấu vươn lên thoát nghèo và khát khao được học để xóa bỏ tự ti, tôi tiếp
tục thi vào bậc Đại học Âm nhạc chính quy tại Huế. Đậu đại học với số
điểm khá cao, mẹ tôi chảy nước mắt và nói: “Con không biết rõ nhà mình
à?”. Tôi giấu nước mắt để mẹ tôi không phát hiện ra nỗi buồn trên gương
mặt của mình và nói: “Con có sức khỏe, có tay nghề vững, có nghị lực
sống, má cho con đi Huế nhé”.
Ảnh minh họa
Trước ngày tôi đi Huế nhập học, anh chị em, hàng xóm gom góp mỗi
người một ít cho tôi làm hành trang đi học. Đêm đầu tiên sống ở Huế, tôi
đã viết một lá thư (duy nhất trong đời) gửi cho má và đã khóc cạn nước
mắt vì quá hạnh phúc khi đã vượt qua khỏi bức tường “nhà ông Tư rác”.
Tôi bắt đầu lao vào học tập, bươn chải làm thêm đủ nghề, trong đầu lúc
nào cũng nhẩm tính rằng đã đủ tiền cơm tháng hay chưa.
Cứ thế thời gian 4 năm trôi qua với rất nhiều thành công nối tiếp
thành công trong học tập và công việc, tôi tốt nghiệp đại học loại Giỏi
và xin về công tác tại Trường Trung cấp VHNT tỉnh nhà. Dù tốt nghiệp
loại Giỏi, bản thân tôi cũng phải trải qua 3 năm hợp đồng để làm quen
với công việc nhà nước. Dẫu lương giáo viên chỉ đủ tiền cơm nhưng tôi
vẫn không nản và tự nhủ mình, “Chỉ có tự tin và nghị lực thì mới có thể
khẳng định được chính mình”. Năm 2007, tôi quyết định vay bạn bè 10
triệu đồng để đi Hà Nội ôn thi với mục đích, “tốt nghiệp bằng giỏi chưa
vào biên chế thì đậu cao học để nhà nước cho vào biên chế thì mới có
lương ăn cơm mà học”. Một lần nữa may mắn lại đến, tôi đậu cao học và
được nhà nước chu cấp tiền ăn học. Hạnh phúc lại vỡ òa nữa khi tỉnh nhà
thưởng cho tôi 10 triệu tiền tốt nghiệp bằng đại học loại Giỏi, và tôi
đã có tiền trả nợ cho bạn bè.
Căn nhà ọp ẹp, nước mưa chảy xối xả mỗi khi mùa mưa đến, tôi lại
đưa ra một quyết định táo bạo - đó là vừa đi học cao học, vừa làm thêm,
vừa dạy học và… vay tiền ngân hàng từ quỹ lương để xây nhà. Hàng xóm
láng giềng đồn tôi trúng số. Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng tôi vẫn
cố gắng xây lại căn nhà tương đối khang trang. Sống trong ngôi nhà khang
trang vẫn tinh thần lạc quan, tôi đã lập gia đình và hiện có con trai 4
tuổi rất kháu khỉnh và ngoan. Có lẽ được sống trong ngôi nhà không còn
cảnh nóng rát của mùa hè và dột nát của mùa mưa, sức khỏe của cha mẹ tôi
được tăng lên rất nhiều. Ba tôi sống đến 77 tuổi rồi qua đời. Mẹ tôi
hiện nay sức khỏe vẫn tốt, mặc dù trong quá khứ bà đã dãi nắng dầm mưa,
tần tảo nuôi con.
Tôi viết những dòng này không nhằm “liệt kê thành tích”. Nhưng với
kinh nghiệm của người đi trước, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm để các bạn
trẻ hãy tận dụng sức trẻ và thời gian của mình để vượt lên chính mình,
trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Thạc sĩ Nguyễn Minh Dũng
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.