- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dân nhậu Việt ăn "rác thải" của thế giới vẫn tấm tắc khen ngon
Những đĩa chân gà, cổ cánh, nầm bò, nầm dê nướng... được bày tràn lan trên bàn nhậu ở Việt Nam, phục vụ cuộc vui bất tận.
Nếu đã từng nhậu vỉa hè, chắc hẳn hơn một lần bạn phải trầm trồ suýt xoa khen những món ăn được bày sẵn trên bàn vừa bắt mắt, lại có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Và nếu số tiền chi cho một cuộc nhậu càng rẻ, bạn lại càng phấn khởi, vui mừng. Giới thiệu bạn bè, người thân quen đến để được... thưởng thức.
Tất nhiên rồi, ai chẳng muốn vừa được ăn những món ngon, vừa tiết kiệm túi tiền.
Thế nhưng, ở Việt Nam, điều đó thật điên rồ. Vì sao ư?
Vì đa số các món ăn đường phố với cái tên mỹ miều như: Chân gà nướng, nầm bò, nhắng nướng, nầm dê nướng.... thực chất là đầu, cổ, cánh gà, phủ tạng gia súc, vú dê được nhập lậu từ các nước khác về.
Đó là những thứ không có giá trị sử dụng, họ đem bỏ đi, không ăn, tiêu hủy, hoặc cùng lắm là dùng phân bón. Thì ngược lại, người Việt Nam mua về chế biến cho nhau ăn và coi đó là "thượng vị".
Có thể bạn không tin? Nhưng chính Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam phải thừa nhận rằng: Để cung ứng đủ số nguyên liệu dồi dào ra thị trường thì thịt heo, bò, dê trong nước là không đủ. Tất nhiên, nguồn cung trong nước không đủ, chỉ có cách nhập lậu về mà thôi.
Bác sĩ Ký cho hay, ở các nước tiên tiến, chân, đầu, cổ, cánh gà không được sử dụng vì không có giá trị về dinh dưỡng. Còn phủ tạng gia súc như tim, gan, lòng, mề rất dễ bị ô nhiễm, dính phân heo, phân gà… gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc nên họ càng không ăn..
Trước đây, Việt Nam còn cho nhập khẩu nội tạng động vật nhưng bây giờ đã cấm.
Bởi vậy, các gian thương tìm mọi cách đưa những thực phẩm nói trên trái phép qua biên giới Trung Quốc, Lào, Thái Lan… Và rất có thể, từ Trung Quốc, Lào, bằng cách nào đó đã tuồn vào Việt Nam.
Nếu chỉ là đồ họ bỏ đi, người Việt Nam mua về vì thói quen văn hóa tiêu dùng, chẳng có gì đáng nói. Nhưng 40 năm sau, chúng ta vẫn ăn lại thì điều đó thật kinh khủng.
Chẳng hạn, mới đây, VTV phanh phui một nguồn cung cấp tim đông lạnh cho các cửa hàng, chủ quán cơm từ năm 1982.
Theo thông tin từ VTV, số tim này được bán ra thị trường với giá 370.000 đồng/kg, giá bán tim bình thường tại các chợ là 250.000 đồng/kg. Trong khi, giá bán buôn cho các chủ cửa hàng cơm bình dân, cơm văn phòng khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Thông tin làm rúng động bàn ăn, khiến nhiều bà nội trợ phải giật mình thon thót.
Trước đó, cuối tháng 6/2013, lực lượng chức năng Hà Nội đã bắt quả tang Chen Jun Jiang (25 tuổi) quốc tịch Trung Quốc đang có hành vi kinh doanh chân gà nhập lậu. Trong số đó có gần 2 tạ chân gà, cổ vịt được ngâm tẩm các loại hóa chất bảo quản.
Cùng thời điểm, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) phát hiện 2 lô chân gà đông lạnh với tổng khối lượng là 108 tấn do Công ty TNHH Chế biến thủy sản xuất khẩu Quảng Ninh nhập về qua cảng Hải Phòng không đủ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên bao bì của lô hàng không có tem, nhãn ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ.
Các mẫu kiểm tra đều có hiện tượng phân hủy, có mùi ôi. Trong khi vụ việc vẫn đang được làm rõ thì 2 lô hàng trên đã được vận chuyển khỏi cảng PTSC đưa về Móng Cái, Quảng Ninh một cách vội vàng.
Năm 2014, 800 tấn thịt bò, chân gà và cổ vịt đông lạnh 40 năm được phát hiện tại Trung Quốc cũng càng làm người tiêu dùng hoảng sợ.
Việc ăn những phủ tạng không rõ nguồn gốc nói trên vô cùng nguy hiểm.
“Ví dụ như, chân gà khi còn ở trạng thái tươi tốt bản thân nó cũng chẳng có chất dinh dưỡng gì, huống hồ lúc ôi thiu, nổi nấm mốc. Món chân gà nướng ở quán nhậu chúng ta ăn chỉ là phần da, gân và xương của con gà. Những mùi vị hoàn toàn do hoá chất và phụ gia tẩm ướp. Hay nói cách khác là chúng ta ăn hoá chất” – báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ Ký.
Những hoá chất này sau mỗi lần ăn nhậu tích tụ dần trong cơ thể dân nhậu, tới lúc đủ sẽ tàn phá cơ quan phủ tạng.
Chính vì vậy, bác sĩ Ký khuyên người dân hãy có văn hoá ăn uống lành mạnh, chỉ ăn những thứ tươi, mới…
Đối với tang vật thu được từ các vụ bắt giữ nội tạng thối vừa qua, chỉ có một cách duy nhất là mang đi tiêu hủy vì nó vô cùng độc hại…
Theo Trí thức trẻ
-
Vào bếp8 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp15 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.