Những món ăn Trung Quốc ai cũng biết nhờ... phim cổ trang

Nhờ xuất hiện quá nhiều trong phim kiếm hiệp Trung Quốc mà màn thầu, kẹo hồ lô hay nữ nhi hồng... đã trở nên quá quen thuộc với khán giả Việt.

Nhờ xuất hiện quá nhiều trong phim kiếm hiệp Trung Quốc mà màn thầu, kẹo hồ lô hay nữ nhi hồng... đã trở nên quá quen thuộc với khán giả Việt.

Qua những bộ xuất cổ trang được trình chiếu, nhiều món ngon của ẩm thực Trung Hoa đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt. Không những vậy những cái tên rất kêu của chúng còn khiến người ta ước ao được một lần nếm thử các món ấy.

Màn thầu, bánh bao

Màn thầu, bánh bao có lẽ là món ăn có tần suất xuất hiện lớn nhất trong các phim cổ trang, từ cảnh các đại hiệp ngồi ăn màn thầu và uống bánh trà nóng cho đến những cảnh sinh hoạt đời thường ở các khu chợ hay hàng quán ven đường nào. Màn thầu có thể hiểu nôm na là bánh bao chay, món ăn này rất rẻ và đến bây giờ vẫn là món ăn phổ biến ở nhiều vùng ở Trung Quốc.

màn thầu
Màn thầu xuất hiện trong một cảnh quay của Hoa hiên cốt

banhbao

Nữ Nhi Hồng

Trong những bộ phim cổ trang, đặc biệt phim kiếm hiệp, ta thường thấy các anh hùng hảo hán đều rất mê loại rượu thượng hạng có tên gọi quyến rũ "Nữ nhi hồng", một loại rượu danh tiếng của thành phố Thiệu Hưng - tỉnh Chiết Giang. Sở dĩ có tên gọi đặc biệt như thế vì loại rượu là một trong những sính lễ xuất giá bắt buộc phải có của tân nương thời xưa. 
 
tiếu ngạo
Lệnh Hồ Xung đang uống Nữ nhi hồng

Loại rượu đặc biệt ý nghĩa ở chỗ được ủ ngay từ khi cô con gái cất tiếng khóc chào đời, bằng gạo nếp hảo hạng nhà trồng. Sau khi ngâm thành rượu, 3 lọ rượu quý sẽ được chôn sâu dưới gốc cây hoa quế sau vườn cho đến ngày tiễn con về nhà chồng, sẽ là món quà mừng trang trọng nhất theo con gái xuất giá. Ba bát rượu đầu tiên của bình rượu sẽ được tân nương dành cho cha chồng, cha ruột và người chồng của mình với ý nghĩa cầu chúc trường thọ, gia đình hưng thịnh. Đây là một tập tục lâu đời của người dân khắp vùng Giang Nam, Trung Quốc.


Kẹo hồ lô  

Theo dân gian truyền miệng, món kẹo ngọt này vốn là một vị thuốc chữa lành bệnh suy nhược cho một quý phi vào thời Nam Tống. Sau khi ăn món kẹo này đều đặn nửa tháng trời, vị quý phi đã khỏi căn bệnh u uất suy nhược và vui vẻ như xưa. Trong hầu hết các bộ phim cổ trang đình đám đều có nhắc đến hoặc có phân cảnh xuất hiện kẹo hồ lô.
 
Kẹo hồ lô - loại kẹo ngọt ngào gắn liền với phim kiếm hiệp 1

kẹo hồ lô
Một cảnh quay trong phim "Tân bạch phát ma nữ"


Tên gọi bắt nguồn từ hình dáng ban đầu của xiên kẹo chỉ gồm hai viên, một viên to và một viên nhỏ tạo hình hồ lô. Loại kẹo hồ lồ chỉ đơn giản là những quả táo bọc một lớp kẹo mạch nha, với vị ngọt của mạch nha, vị chua của táo cùng với lớp đường đông cứng trong tiết trời giá lạnh. Món quà vặt này gắn liền với tuổi thơ của các em nhỏ Trung Hoa, nó được ưa thích đến nỗi có hẳn nhiều nhà kinh doanh cha truyền con nối đến tận ngày nay. Hiện nay mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng hơn với nhiều mẫu mã và mùi vị phong phú như kiwi, dâu tây, chocolate...
 
Kẹo hồ lô - loại kẹo ngọt ngào gắn liền với phim kiếm hiệp 3

Kẹo hồ lô - loại kẹo ngọt ngào gắn liền với phim kiếm hiệp 4
 
Kim Ngọc Mãn Đường

Đây là món ăn truyền thống nổi tiếng của tỉnh Quảng Đông với các nguyên liệu gồm bắp, bí đỏ, cà rốt, trứng gà, bún tàu và các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh trộn đều với dấm, dầu, muối, rau thơm... Món ăn tập hợp nhiều loại rau củ đơn giản, đầy màu sắc với tên gọi đầy ý nghĩa, mang theo lời cầu chúc cuộc sống luôn no đủ của người dân.
 

Kim Ngọc Mãn Đường cũng là món ăn xuất hiện trong bộ phim cùng tên phim cổ trang của TVB về đề tài thi nấu ăn chốn cung đình

Đây là món ăn đặc sắc đại diện cho ẩm thực Lưỡng Quảng, một trong bốn trường phái của ẩm thực Trung Hoa gồm ẩm thực vùng Lưỡng Quảng, ẩm thực Tề Lỗ - Sơn Đông, Tứ Xuyên và vùng Hoài Dương.
 
 
 
Trường phái ẩm thực vùng Lưỡng Quảng tiêu biểu với các món ăn vùng Quảng Châu, Triều Châu và Giang Đông với cách chế biến chủ yếu thanh đạm, tươi sống với nguyên liệu chủ yếu là hải sản được ninh, hấp, chưng cách thủy... đòi hỏi việc canh nhiệt độ lửa tốt.

Phật Nhảy Tường 

Món ăn truyền thống của người Phúc Kiến này rất được hoàng thất triều nhà Thanh yêu thích. Phật nhảy tường còn được gọi với tên "Phúc Lộc Thọ toàn" gồm 18 loại nguyên liệu chính, 12 loại thuốc bổ với nhiều sơn hào, hải vị như Vi cá, hải sâm, gà, gân thú, sò hến khô, nấm hương, bào ngư... chế biến thành, quy trình chế biến cũng rất kĩ lưỡng. Món này có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều tác dụng như tăng thể lực, tăng trí nhớ, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể... ăn nhiều không ngán. 
 

Món Phật nhảy tường đã xuất hiện trong phim Kim Ngọc Mãn Đường phiên bản cổ trang
 
 
Liên quan đến món ăn kỳ lạ này có rất nhiều giai thoại truyền miệng. Trong đó giai thoại được xem như gần với đời thật  nhất kể rằng vào cuối đời Đồng Trị triều Thanh, một viên quan ở tỉnh Phúc Châu đãi tiệc mừng thọ, phu nhân của vị quan đích thân xuống bếp làm món ăn tên gọi "Phúc thọ toàn" gồm các loại cao lương mỹ vị như gà vịt, hải sản ninh cùng với rượu Thiệu Hưng, món ăn khiến mọi người nếm qua đều tấm tắc khen. Trong tiếng Phúc Châu, món ăn "Phúc Thọ Toàn" lại đồng âm với tên gọi "Phật Nhảy Tường", dần dà mọi người đã quên đi tên gọi gốc, thay vào đó là cái tên đầy ngộ nghĩnh và gợi sự tò mò thú vị này. 
 

 
Món ăn này vẫn được xem là một trong những món đặc sắc của người dân Phúc Kiến lưu truyền đến tận ngày nay. Những bạn đam mê ẩm thực và phim kiếm hiệp vẫn có thể tìm được quán chính tông thưởng thức món ăn độc đáo này tại khu vực sinh sống của người Hoa khu Chợ Lớn với giá của một thố nhỏ cũng đã lên đến hơn 1 triệu đồng.    
 
Bánh quế hoa rễ sen - Chân Hoàn Truyện

Xem các phim Trung Hoa thời xưa trong các gia đình quý tộc thường hay ăn một loại bánh tên là “Bánh quế hoa”. Đặc biệt các cung tần mỹ nữ trong cung rất hay ăn loại bánh này như một loại quà vặt. Trong phim Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, cũng có một vài phân cảnh xuất hiện mới bánh này.

 
Món ngọt yêu thích thường được các cung nữ dâng lên quý phi vào tiết trời thu mát mẻ, khi mùa hoa quế nở rộ. Những loại bánh làm nên từ loại hoa quế gồm nhiều màu sắc đa dạng từ 4 loại chính gồm quế tứ quý (vàng nhạt), đan quế (đỏ cam), kim quế (vàng tươi) và ngân quế (vàng nhạt).
  

Bột rễ sen và đường của hoa quế là đặc sản nổi tiếng của Hàng Châu, đây cũng là món quà vặt đặc trưng khắp vùng Giang Nam. Vì vậy, trong những bộ phim cổ trang, khi hoàng đế vi hành đến vùng Giang Nam đều không thể không nếm thử loại bánh ngọt này.

Rượu quế hoa và bánh quế hoa

Cà xào Hồng Lâu

Món ăn truyền tải tinh thần Hồng Lâu Mộng đậm nét nhất có lẽ là món cà được Phượng Thư dọn ra mời già Lưu. Trong phim, Phượng Thư đã nói về cách chế biến món cà xào đặc biệt này như sau: "Cứ đến tháng tư tháng năm, hái cà về gọt vỏ thái hạt lựu, rán với mỡ gà, trộn cùng thịt gà phơi khô với nấm hương, măng, nấm đông cô, ngũ vị hương và các loại quả khô. Tất cả đều được thái nhỏ, lược tất cả qua nước dùng gà đun sôi, rưới thêm dầu mè, trộn đều với xì dầu. Sau đó bỏ vào trong lọ sứ bịt thật kín. Khi ăn sẽ lấy một thìa trộn với thịt gà xào mà ăn".

 
 
 
"Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ"

Món ăn Hoàng Dung làm cho Hồng Thất Công trong phim Thần Điêu Đại Hiệp. Tên gọi mĩ miều này là món dăm bông nguyên tảng, bên trong khoét nhiều lỗ nhỏ để vừa những miếng tàu hủ non hình cầu rồi chưng cách thủy. Món ăn đặc biệt này phải mất 2 ngày chưng, để những viên đậu hủ thấm đều vị thịt của dăm bông, vừa mịn vừa mềm, khi dùng chỉ cần giở lớp dăm bông phía trên, mùi thơm thoang thoảng của món ăn vô cùng hấp dẫn.
 

nhị thập tứ

Huyết yến - yến sào

Món ăn cung đình quý hiếm vẫn được lưu truyền đến ngày nay, một món ăn được xem là thần dược với tác dụng bồi bổ, phục hồi sinh lực cũng như có tác dụng duy trì tuổi thanh xuân, giúp cho làn da luôn giữ được sự mịn màng, đàn hồi tươi trẻ, đây là món ăn hàng ngày không thể thiếu của những bà hoàng, quý phi thời xưa. Món ăn cao cấp này xuất hiện trong rất nhiều bộ phim như món bồi bổ các cung tần mỹ nữ (Võ Tắc Thiên).

dap tuyet tim mai

Bát tiên quá hải náo la hán

Món ăn nổi tiếng của dân tộc Hán với 8 loại nguyên liệu quý hiếm như vi ca, hải sâm, bào ngư, xương cá, bong bóng cá, tôm, măng tây và dăm bông tạo thành tên gọi "bát tiên". Các món nguyên liệu được sắp vào một cái khay với 8 ngăn nhỏ, ngăn ở giữa bỏ vào thịt gà băm nhỏ xếp thành khoen đồng tiền la hán. Tất cả món ăn đều đã được nêm gia vị trước đó và đem hấp chín. Sau đó thêm vào rau cải, gừng thái lát và rưới lên nước dùng gà đã luộc trước đó là có thể ăn. Món này cũng xuất hiện trong phim điện ảnh Đao Kiến Tiếu.
 
dap tuyet tim mai

dap tuyet tim mai

Theo Trí thức trẻ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.