- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quán bánh đúc gia truyền suốt 30 năm kín khách ở Hà Nội
Mỗi bát bánh đúc có đủ thịt, đậu phụ và miếng bánh làm từ bột gạo tẻ mềm, giòn, dẻo, thơm có giá chỉ 15.000 đồng. Chủ quán cho biết, chính nhờ yếu tố "ngon - bổ - rẻ" này mà quán của bà vẫn đắt khách suốt 30 năm qua.
Bánh đúc vốn là một món ăn dân dã của người Việt. Món ăn này có hai dạng là ăn nguội hoặc nóng và mỗi cách ăn sẽ đem đến một khẩu vị hoàn toàn khác lạ. Nếu bánh đúc nguội có vị dẻo thơm của bột, chút giòn, bùi của lạc và cái vị thanh mát, ngọt đậm khi chấm cùng nước tương bần thì bánh đúc nóng lại là một khuôn hình mà ở đó, từ màu sắc, thẩm mĩ cho đến mùi vị đều rất khác biệt.
Món ăn này rất dẻo, mịn vị bột bánh, thơm hương rau mùi, nước mắm ngon, ngọt thanh vị của nước xương, thịt băm, thêm vị giòn của mộc nhĩ và một chút mềm, bùi thanh nhã của đậu phụ. Một món ăn bình dân nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo của rất nhiều nguyên liệu, mang trong mình sự tròn đầy của ngũ vị hài hòa. Thức ăn ấy không mấy khi để ăn no, đối với người Hà thành, đó là một thức quà từ lúa gạo mà người ta chỉ muốn ăn chơi, vừa đủ để nuôi ý định lân la, lâu lâu lại lên cơn thèm.
Quán bánh đúc "siêu rẻ" đắt khách suốt 30 năm
Bánh đúc nóng ở Hà Nội, lâu năm nhất phải kể đến một quán ăn mộc mạc nằm khuất trong một con ngõ ở đầu phố Lê Ngọc Hân (Q. Hai Bà Trưng). Quán ăn cũng cổ kính y như thâm niên tồn tại của nó. Đường vào quán nhỏ bé, khách vừa tới đã phải gửi lại xe ở đầu ngõ cho ông chủ trông nom.
Con đường hẹp rêu phong, đôi trai gái nào lỡ hẹn tới đây, muốn nắm tay nhau đi song song e là cũng khó.
Bên trong quán là một không gian tĩnh lặng, duy chỉ có yếu tố thẩm mĩ, hình như bà chủ ở đây không mấy bận tâm nên những bàn ghế, cách bài trí quán đều như đã từ lâu lâu lắm rồi. Mà điều ấy, thực khách cũng chẳng hề phàn nàn. Bà Phạm Thị Nội, chủ quán ở đây, chia sẻ: "Ngày nắng mưa, khách vẫn thường dập dìu ra vào liên tục". Mở cửa từ 8h sáng nhưng hôm nào, bà và con cháu trong nhà cũng phải phục vụ liên tay đến tận 8h tối.
Điều lạ hơn là việc này đã kéo dài những 30 năm nay. 30 năm, thời gian thật dài mà đối với bao quán ăn bình thường khác, có khi đã phải chuyển nghề nhưng với quán bánh đúc phố Lê Ngọc Hân này thì không. 30 năm mọi thứ vẫn thế. 30 năm thì mỗi sáng, mỗi chiều, bà Nội vẫn đắt khách như thường.
Bánh đúc ở đây giá khá rẻ, chỉ 15.000 đồng/bát với đủ bánh, nước dùng, đậu phụ và nhân thịt xào mộc nhĩ, hành hoa. Khách đến ăn nhiều người khen rằng đồ ăn ở đây rất ngon, gia giảm vừa miệng. Miếng bánh đúc lúc nào cũng mềm, dai và dẻo quánh. Khi chuẩn bị phục vụ cho khách, chủ quán thường lấy bánh trước rồi mới cho nhân thịt sau nhưng lúc bê ra để khách thưởng thức thì chao ôi, miếng bột bánh, thịt và nước dùng như đã hòa quện lẫn trong nhau từ bao giờ.
"Bánh ở đây ngon nhất trong những nơi tôi từng ăn, dẻo, thơm và rất nhiều thịt xào mộc nhĩ", chị Thu Hương, một thực khách tại đây chia sẻ. Tương tự, ông Minh (sống ở phố Trần Nhân Tông) tâm sự: "Ăn một bát là no lắm vì bà chủ cho nhiều thịt, nhiều bánh. Có lần lâu lâu không ăn nên thèm nhớ mà lại đang lúc đói, tôi cứ nghĩ ra đến quán mình sẽ phải ăn được nhiều lắm, hóa ra không phải, cũng chỉ lại một bát mà thôi (cười)".
"Dù vật giá leo thang nhưng lâu lắm rồi, tôi vẫn duy trì mức giá bán 15.000 đồng, chỉ tạm đủ có lãi. Để duy trì mức giá ấy, tôi phải kêu gọi toàn con cháu trong nhà ra làm việc, coi như lấy công làm lãi", bà Nội nói về cách duy trì giá bán bánh đúc được xếp vào hạng "ngon - bổ - rẻ".
Bà cho biết, trước kia quán nằm ngay mặt đường nhưng vì nhiều lý do nay đã lui về khuất sâu trong ngõ nhỏ. Lượng khách tuy có giảm đi nhưng vào giờ cao điểm, người đến ăn vẫn thường ngồi kín chỗ. Khách của bà rất đa dạng, từ học sinh, sinh viên đến lao động tự do hoặc giới nhân viên trí thức. Bà gọi những người hay lui tới quán là khách quen và chỉ cần thoáng nhìn đã nhớ ra họ thích ăn gì.
"Có nhiều khách đến đây từ thời mặc áo trắng cơ, nhiều năm đi làm xa, có dịp vẫn quay lại đây và nhắc chuyện cũ. Cũng có khách Tây tìm đến rồi còn xin chụp hình đăng báo nữa. Nói chung nghề buôn bán này cũng đem lại cho tôi nhiều vui buồn lẫn lộn", bà Nội chia sẻ.
Bí mật duy trì sức hút lâu bền với thực khách
Riêng về cách làm bánh đúc, bà Nội kể rằng, đó là một "bí kíp" truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình bà. "Tôi nhớ mình học nghề làm bánh đúc từ thời bà nội. Nghề này nói khó thì khó mà nói dễ thì dễ, cũng là công thức như nhiều người biết thôi, có điều cách gia giảm khác sẽ đem lại hương vị khác", bà chủ quán nói bằng giọng khiêm tốn.
Theo lời bà kể, ngày xưa, bát bánh đúc thường chỉ có bánh và đậu phụ. "Thời ấy khó khăn, làm sao đầy đủ thịt thà như bây giờ. Đến lúc tôi làm bánh, tôi tự mày mò thêm. Ở đất Hà Nội này, không phải tự hào đâu nhưng chính gia đình tôi là một trong những nơi tiên phong về nghề làm bánh đúc nóng".
Quán bánh đúc của bà Nội bây giờ đã chẳng còn bán mình bánh đúc nữa. Để tồn tại và chiều lòng thực khách tốt hơn, bà đã kinh doanh thêm rất nhiều đồ ăn khác như bún cá, bún riêu, bún ốc chuối đậu, miến trộn, bánh đa trộn... Giá cả các món đều rất rẻ, chỉ có bún ốc chuối đậu gán mác 30.000 đồng/bát còn lại, tất cả chỉ 25.000 đồng/suất ăn no nê.
"Bây giờ không chỉ có bánh đúc mà món nào cũng là món chính của quán cả. Vì nhu cầu thực khách nên mình cũng phải năng động hơn chứ nếu vào quán, chỉ bán mình bánh đúc sợ có người sẽ chán nản mà đi ra", bà Nội chia sẻ.
Theo chủ quán, yếu tố hút khách của quán chính là đồ ăn ngon, giá rẻ. Vì thế, bấy lâu nay, dù phải kinh doanh giữa lòng trung tâm thành phố đắt đỏ, bà và các con, cháu vẫn cố gắng duy trì mức giá hấp dẫn. "Khách đến ăn có chỗ để xe thoải mái bên ngoài do ông nhà tôi trông luôn, khỏi lo mất tiền mà lại yên tâm về an ninh", bà Nội chia sẻ.
Hiện nay, các con bà đều có ý định theo nghề và đã dần thành thạo với công việc bếp núc. Đó là điều khiến bà cảm thấy rất yên tâm khi nghề gia truyền đã tránh được nỗi lo mai một. "Bên cạnh đó, đồ ăn do người nhà mình làm ra bao giờ tôi cũng thấy yên tâm hơn giao cho người ngoài".
"Không gian ở đây nhỏ nhỏ, ngày hè nhìn muốn nực người nhưng bù lại đồ ăn cái gì cũng ngon, bún cá có 25.000 đồng/bát mà đủ cả giò, đậu, cá, bún... rất hấp dẫn", chị Ngọc (sóng ở phố Trần Xuân Soạn) chia sẻ.
"Đồ ăn thì tôi thích nhất là bánh đúc và bún ốc chuối đậu, một số món chưa thử qua bao giờ. Nhưng tôi nghĩ đối với một quán bình dân giá rẻ mà chất lượng được như thế này là tuyệt vời quá rồi", một thực khách khác của quán tâm sự.
Theo Trí thức trẻ
-
Vào bếp16 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp22 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.