Bạn sẽ làm mẹ ở tuổi nào?

Tuy nhiên, tuổi tác cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến việc mang thai và sinh nở. Bài viết này sẽ giúp bạn thấy được sự khác nhau khi sinh con đầu lòng ở các lứa tuổi khác nhau, cả những khó khăn và thuận lợi.

Khác với trước đây, ngày càng có nhiềuphụ nữ mang thai muộn hơn. Dù bạn đang ở lứa tuổi hai mươi, ba mươi haybốn mươi, bạn vẫn có thể có một thai kỳ khoẻ mạnh và hạnh phúc.

Tuy nhiên, tuổi tác cũng là một trong nhữngyếu tố có ảnh hưởng nhất định đến việc mang thai và sinh nở. Bàiviết này sẽ giúp bạn thấy được sự khác nhau khi sinh con đầu lòng ởcác lứa tuổi khác nhau, cả những khó khăn và thuận lợi.

Bạn sẽ làm mẹ ở tuổi nào?
Về mặt thể chất, những năm hai mươi là lứa tuổi lý tưởng nhất để mang thai

Lứa tuổi hai mươi

Cơ thể: Về mặt thểchất, những năm hai mươi là lứa tuổi lý tưởng nhất để mang thai. Bạncó nguy cơ thấp nhất đối với các biến chứng khi mang thai như bệnh tiểu đườngthai kỳ, huyết áp cao, và tiền sản giật... Bạn cũng ít có khả năng có một em bébị hội chứng Down hoặc có nứt đốt sống (ở tuổi 25, nguy cơ có một em bé bị hộichứng Down là 1/1.250, ở tuổi 35, nguy cơ là 1/378). Việc chăm sóc em bé cóthể nhẹ nhàng hơn với một bà mẹ trẻ, khoẻ và tràn đầy năng lượng.

Tâm lý: Cuộc hôn nhâncủa bạn vẫn còn mới mẻ, bạn vẫn đang tiến thân trong nghề nghiệp, vàrất nhiều bạn bè cùng lứa của bạn vẫn chưa có con. Nếu bạn không cóngười bạn nào đang mang thai, hãy tìm sự hỗ trợ về tâm lý và cả kinhnghiệm từ những cộng đồng các bà mẹ tương lai trên mạng.

Bạn sẽ đối mặt với mâuthuẫn giữa công việc và gia đình, trước khi có thời gian để dàn xếpổn thoả. Bạn sẽ dấn bước và cố gắng chu toàn cả hai, hay sẽ trìhoãn sự thăng tiến trong nghề nghiệp để tập trung cho gia đình?

Sự xuất hiện của đứa trẻcó thể tạo nên áp lực không nhỏ cho cuộc hôn nhân còn mới mẻ củabạn. Vì vậy hãy chắc chắn rằng hai vợ chồng có thời gian riêng tư chonhau. Bạn có thể tìm một người trông trẻ tin cậy, hoặc gửi bé chongười thân một vài buổi trong tuần...

Lứa tuổi ba mươi

Bạn sẽ làm mẹ ở tuổi nào?
Phụ nữ ở tuổi ba mươi có nhiều khả năng mang đa thai hơn những phụ nữ trẻ hơn

Cơ thể: Nguy cơ của mộtsố biến chứng nhất định có phần tăng cao, tuy nhiên phần lớn phụ nữkhoẻ mạnh vẫn trải qua một thai kỳ bình thường ở lứa tuổi này. Đâylà thực tế:

Nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳvà tiền sản giật cao hơn, khả năng có một em bé bị hội chứng Down hoặc những bấtthường nhiễm sắc thể khác cũng tăng lên. Ở tuổi 35, nguy cơ bất thường nhiễmsắc thể là khoảng 1/200, bằng với nguy cơ sẩy thai khi chọc ối. Đó là lý dotại sao nhiều bác sĩ chỉ đề nghị chọc ối cho phụ nữ trên 35 tuổi.

Phụ nữ ở tuổi ba mươi có nhiềukhả năng mang đa thai hơn những phụ nữ trẻ hơn. Nếu bạn đã sử dụng phương phápđiều trị nhằm tăng khả năng sinh sản, bạn cũng sẽ dễ có đa thai hơn so vớinhững phụ nữ thụ thai tự nhiên.

Bạn cũng có nhiều khả năng phảisinh mổ hơn. Tại sao? Một bác sĩ nêu giả thuyết rằng: “Với một phụ nữở lứa tuổi hai mươi, các bác sĩ có khuynh hướng kiên nhẫn hơn trongviệc hướng dẫn một ca sinh tự nhiên và vì thế ít có khuynh hướng chỉđịnh phẫu thuật hơn những thai phụ lớn tuổi”.

Tâm lý: Đa số phụ nữ ởtuổi ba mươi cảm thấy mình đã sẵn sàng để làm mẹ. Bạn đã có đủ thời gian chobản thân và cuộc sống vợ chồng, bạn cũng đã hoàn thành một số mục tiêu nhấtđịnh trong sự nghiệp. Điều đó khiến bạn yên tâm nếu muốn nghỉ ngơi và dànhthời gian với con mình.

Bạn có thể quen biết nhiều phụnữ đang mang thai khác, do đó việc tìm kiếm sự hỗ trợ và chia sẻ không phảilà vấn đề.

Cuộc hôn nhân của bạn có thểnói là khá vững chắc khi bạn đã thực sự trưởng thành trong mối quan hệvà tự tin hơn vào bản thân mình. Đứa trẻ khi đó sẽ trở thành mối dâygắn kết thay vì một kẻ phá rối bé nhỏ...

Lứa tuổi bốn mươi

Cơ thể: Có em bé ở tuổibốn mươi là chuyện khá phổ biến ngày nay, và trong thực tế thì nhiều bàmẹ lớn tuổi vẫn mang thai và sinh nở bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ biếnchứng tăng lên rõ rệt sau tuổi 40.

Nếu bạn mang đa thai, nguy cơsinh non hoặc sinh em bé nhẹ cân sẽ gia tăng. Sau tuổi 40, tỷ lệ biến chứngtrong thai kỳ bao gồm bệnh tiểu đường, huyết áp cao, và tiền sản giật tăng đángkể. Nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của bạn tiếp tục tăng cao (ở tuổi 40, nguycơ có một em bé bị hội chứng Down là 1/106).

Tuy nhiên, vẫn có những thôngtin tốt. Đó là nếu bạn đủ sức khoẻ, ăn uống tốt, và không có bệnh mãn tínhtừ trước như tiểu đường hoặc cao huyết áp, thì nguy cơ tổng quát về nhữngbiến chứng khác khi mang thai là không đáng kể so với một phụ nữ ở tuổi hai mươihoặc ba mươi.

Tâm lý: Trừ khi bạn mangthai ngoài kế hoạch (thật đáng ngạc nhiên!, thì chắc chắn bạn đã chuẩn bịđầy đủ sẵn sàng mọi điều kiện để có em bé vào thời điểm này, đặc biệtnếu bạn kết hôn muộn hoặc nếu bạn đã trải qua nhiều năm điều trị vô sinh. Dướiđây là một số điều bạn có thể mong đợi:

Sự tự tin và sự vững chắctrong chọn lựa có thể giúp bạn kiên nhẫn hơn khi chăm sóc một đứa trẻmới sinh hay đòi hỏi.

Bạn có thể đặt kỳ vọng cao vềchính bản thân mình hơn cả những bà mẹ hai mươi hay ba mươi, bởi vì bạnđã chờ đợi quá lâu và có lẽ đầu tư rất nhiều tiền bạc để có thể mang thai.Nhưng hãy nhớ rằng bạn vẫn cần phải nghỉ ngơi như bất cứ bà mẹ mớisinh nào. Hãy sẵn sàng nhận sự giúp đỡ, trao con cho chồng hoặc nhữngngười thân trong gia đình và tranh thủ những cơ hội đó để nghỉ ngơi,nuông chiều bản thân, tái tạo năng lượng. Đừng cảm thấy tội lỗi nếuphải đi làm trở lại, tiếc nhớ cuộc sống thảnh thơi trước kia.

Có thể bạn bè của bạn đều đãcó con cái trưởng thành thay vì còn ẵm bế như bạn, và thật khó tìmsự đồng cảm, khi đó thì đừng ngần ngại kết bạn với những bà mẹ trẻkhác. Những bà mẹ có con nhỏ luôn dễ dàng kết thành một khối.

Khi bạn địu em bé đến côngviên, không mấy ai quan tâm bạn hai mươi, ba mươi hay bốn mươi tuổi. Bởivì cả thế giới sẽ quay quanh em bé mới sinh, và bạn là một Bà Mẹ.Đó là tất cả những gì đáng kể.

Theo Lam Anh
Bạn sẽ làm mẹ ở tuổi nào?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.