Đêm tân hôn, chồng đề xuất “tiền ai nấy giữ, chi tiêu chung chia đôi”, tôi: “Hứa với em 4 điều kiện, lập tức đáp ứng anh!”

Trong cuộc sống, không ít người theo đuổi quan điểm “bình đẳng” trong mọi chuyện, đặc biệt là vấn đề tài chính. Nhưng điều này là cấm kỵ trong hôn nhân.

Trong cuộc sống, không ít người theo đuổi quan điểm “bình đẳng” trong mọi chuyện, đặc biệt là vấn đề tài chính. Sau tất cả, kiếm tiền không dễ dàng, việc áp dụng chi tiêu bình đẳng và sòng phẳng có thể đảm bảo sự công bằng cho mọi người, không ai lợi dụng được ai, các mối quan hệ như vậy cũng có khả năng lâu dài hơn. 

Thế nhưng trong hôn nhân, việc sử dụng nguyên tắc này là một điều cấm kỵ. Người ta thường ví hôn nhân như việc điều hành một doanh nghiệp gia đình, cần cả hai đối tác cùng cống hiến, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của nhau để “doanh nghiệp” ngày càng tốt, nếu không sẽ sụp đổ. Vì vậy, sau kết hôn, không nên áp dụng nguyên tắc bình đẳng một cách khô cứng, sẽ khiến hôn nhân tan vỡ.

Loan năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định trong một công ty. Sinh ra ở nông thôn, nhưng điều kiện gia đình Loan không thiếu thốn gì, cha mẹ là những người tốt bụng, từ nhỏ cô đã giáo dục rằng dù có nghèo tài chính đến đâu cũng không thể nghèo chí khí, nhân cách. Loan đã luôn duy trì truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, cố gắng trở thành người hữu ích cho xã hội.

Cha mẹ Loan cũng dạy rằng ở đời đừng vì hoàn thành việc riêng của mình mà làm phiền đến người khác, khi người khác gặp khó khăn, nếu giúp được thì nên giúp; cungx ừng bao giờ lợi dụng người khác, sẽ làm cho người đời khinh thường. 

Lời dạy của cha mẹ, Loan luôn ghi nhớ trong lòng. Mỗi lần đi ăn với bạn bè, cô luôn áp dụng nguyên tắc “bình đẳng”, sẽ cùng bạn bè chia sẻ hóa đơn. Cũng chính bởi sự sòng phẳng này mà Loan có rất nhiều bạn bè. 

Sau đó Loan gặp người chồng hiện tại. Trước kết hôn, cô chưa từng chi tiêu một phần tiền của bạn trai. Khi hai người ra ngoài ăn tối, họ sẽ áp dụng nguyên tắc mỗi người một nửa. Lúc đó vì chưa xác định quan hệ chính thức nên họ đều cho rằng không thể tùy tiện dùng tiền của đối phương,

Bạn trai Loan cũng đến từ nông thôn, ở nhà có mấy anh chị em, cuộc sống không dễ dàng. Mỗi tháng anh còn phải gửi tiền về cho cha mẹ. Khi hai người yêu nhau, Loan chưa từng mở miệng yêu cầu một món quà nào từ bạn trai, ngay cả khi anh chủ động mua quà, cô sẽ mua món quà tương đương để đáp lại. Nói chung lúc yêu, bạn trai đối xử tốt với Loan, rất biết cách chăm sóc.

Sau 2 năm hẹn hò, họ chính thức về chung 1 nhà. Lúc cưới, xét gia cảnh nhà trai, nhà Loan chỉ yêu cầu quà cưới là 30 triệu. Sau đó, mẹ Loan cho vợ chồng Loan0 số tiền này theo một hình thức khác, còn cho thêm 36 triệu nữa. 

Đám cưới được tổ chức thuận lợi. Nhưng vào đêm tân hôn, chồng bất ngờ đưa ra lời đề nghị với Loan như sau: “Bây giờ chúng ta đã là vợ chồng. Nhưng chi phí sinh hoạt, anh hy vọng vẫn như trước đây. Chi tiêu sòng phẳng, bình đẳng là tốt nhất. Anh nghĩ ai cũng có khả năng kiếm tiền và kiếm được số tiền riêng của họ. Vậy thì không cần phải chia sẻ với người khác”.  

Đêm tân hôn, chồng đề xuất tiền ai nấy giữ, chi tiêu chung chia đôi”, tôi: Hứa với em 4 điều kiện, lập tức đáp ứng anh!”-1

Nghe chồng nói vậy, Loan bối rối ngay tại chỗ, đã kết hôn còn so đo nhiều như vậy? Đây chẳng phải là hôn nhân nữa mà là “chế độ chống trộm tiền” còn đúng hơn! Vốn tưởng rằng kết hôn thì cả hai sẽ cùng cố gắng kiếm tiền để chăm lo cho gia đình, chồng sẽ giao tiền cho vợ giữ, đây là quyền làm vợ. Chẳng phải hôn nhân là một gia đình nhỏ được tạo thành từ hai người, cả hai phải cùng cống hiến để có gia đình hạnh phúc?

Loan đặc biệt tức giận, nghĩ nếu làm theo cách này của chồng, chắc chắn hôn nhân sẽ không thể tiếp tục. Cô nghĩ ra một cách để đối phó lại: “Được, anh chỉ cần đồng ý với em 4 yêu cầu này. Em liền đáp ứng đề nghị của anh!” 

Thứ nhất, việc nhà phải bình đẳng

Việc nhà cần phân chia rõ ràng nếu không sẽ không công bằng với người vợ. Giặt giũ, nấu cơm, dọn dẹp vệ sinh… những thứ này phải chia đều, mỗi người làm một nửa, không ai được lười biếng, như vậy không ai nợ ai, cuộc sống công bằng! 

Thứ 2, tất cả chi phí nuôi con mỗi người một nửa, khi vợ mang thai, chồng phải cho 150 triệu

Chồng muốn có con thì phải trả một nửa chi phí nuôi con. Trong thời gian mang thai, phải cấp dưỡng cho vợ 150 triệu, đây là khoản tiền dùng cho chi phí sinh hoạt hàng ngày của bà bầu, bởi trong thời gian mang thai, người vợ không thể ra ngoài làm việc; sau khi con ra đời còn phải nuôi con 3 năm nữa trước khi đứa trẻ đi mẫu giáo. Rõ ràng, để có con, người chồng chỉ mất vài giây còn người vợ là mang thai 9 - 10 tháng, còn phải chịu rủi ro về sức khỏe. Mỗi năm chi phí cho vợ là 50 triệu, 3 năm 150 triệu là hợp lý. Nếu không muốn chi tiêu khoản này, vui lòng không có con. 

Thứ 3, cha mẹ ai người nấy nuôi 

Bố mẹ chồng - chồng nuôi, bố mẹ vợ - vợ nuôi. Vì tiền ai nấy kiếm nấy tiêu nên về vấn đề sinh - lão - bệnh - tử của bố mẹ chồng, vợ không liên quan và ngược lại. Như vậy là công bằng. 

Thứ tư, nếu sinh con thì phải có hai đứa, một mang họ cha, một mang họ mẹ

Một con mang họ cha, một con mang họ mẹ, nếu không thì không sinh. 

Có người nói: "Là vợ chồng, tại sao lại phải phân biệt rõ ràng như vậy. Nếu phân biệt rõ ràng như vậy, còn giống vợ chồng sao?" 

Kể từ thời điểm Loan đưa ra 4 yêu cầu, chồng cô không bao giờ đề cập đến độc lập chi tiêu nữa. 

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


chồng keo kiệt


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.