Game bạo lực tàn phá gia đình

“ Con trai thì đi tù rồi, còn con gái, cũng vì gia đình gặp chuyện đau lòng như vậy nên thi thoảng lắm mới về nhà. Coi như không tồn tại gia đình này nữa. Tôi đã chiều con, nghĩ rằng game có thể giúp cháu giải trí nhưng không ngờ cháu lại bị tác động đến như vậy ” bà Nguyên đau đớn nói.

Vớigần 80% game online có tính chất bạo lực, nhiều trẻ em đã bị ảnh hưởngnghiêm trọng, dẫn đến những hành vi “xử lý” kiểu giang hồ như trong trò chơi.Mỗi đứa trẻ “hỏng” vì game kéo theo một gia đình tan nát.

Đánh nhau, bỏ học, mắc bệnhtrầm cảm, thậm chí giết người, cướp của vì chơi điện tử không còn là chuyệnlạ. Khi sự việc xảy ra rồi, nhiều phụ huynh mới nhìn lại và thấy mình đã“không theo kịp thời đại” nên dù quan tâm nhiều đến con nhưng đã để game bạolực lọt lưới.

Nỗi đau gia tộc

Cháu bóp cổ bà để lấy44.000 đồng đi chơi game (Tống Văn Cường, SN 1991, ở huyện Trực Ninh,tỉnh Nam Định); giết cha chỉ vì bị cấm và không cho tiền chơi điện tử (NghiêmViết Thành, học sinh lớp 12, TP Hải Dương); đánh chết bà nội để lấy200.000 đồng đi chơi game (Lê Quý Thông, SN 1994, thị trấn Ái Nghĩa,huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)... là những vụ việc đã được tòa án cáctỉnh xét xử lưu động nơi đông người, như một biện pháp răn đe.

Game bạo lực tàn phá gia đình
Với những biện pháp của dự thảo quy chế quản lý game online vừa trình Thủ tướng,hy vọng sẽ lập  lại trật tự ở các tiệm net khi quy chế được ban hành_ (Ảnh: Tấn Thạnh)

Những bản án nghiêm khắcđã được tuyên và phía sau đó là một gia đình tan nát, không gì hàn gắnnổi. Bà Nguyên, mẹ của Nghiêm Viết Thành, đau đớn khi con trai nhận ántử hình vì đã giết cha. Gia đình bà Nguyên có 4 người thì nay chỉ cònmình bà ngày đêm tụng kinh, gõ mõ mong cho hương hồn chồng siêu thoát vàđứa con trai được tòa phúc thẩm giảm án còn chung thân.

Con trai thì đi tùrồi, còn con gái, cũng vì gia đình gặp chuyện đau lòng như vậy nên thithoảng lắm mới về nhà. Coi như không tồn tại gia đình này nữa. Tôi đãchiều con, nghĩ rằng game có thể giúp cháu giải trí nhưng không ngờ cháulại bị tác động đến như vậy” - bà Nguyên đau đớn nói.

Mới đây nhất, ngày 9-7,bốn đối tượng gồm: Hồ Nguyên Đạt (SN 1984, ngụ quận 3), Trần Thị HồngNhung (SN 1992, ngụ quận 10), Võ Thành Lợi (SN 1993, ngụ quận Tân Bình)và Nguyễn Việt Thắng (SN 1992, ngụ quận 10); trong đó Lợi và Thắng hiệnlà học sinh đang theo học lớp 11 tại Trường THPT  Diên Hồng (quận 10) đãcùng nhau cướp tài sản để có tiền đi chơi game.

Chị K., mẹ của một trongbốn cháu, nói: “Cả họ nhà tôi không để con thiếu thốn thứ gì. Đi học, ănmặc, cần gì đều cung cấp đầy đủ. Cháu cũng được dạy dỗ đàng hoàng. Vậymà game bạo lực đã biến con tôi thành đứa con hư hỏng như vậy. Thôi,trong cái rủi cũng còn cái may, công an bắt được cháu lần này để giađình còn kịp biết ngăn chặn. Nếu không có vụ việc này, chúng còn giếtngười, cướp của để có tiền chơi game thì cả họ nhà tôi chỉ có nước chuiđầu xuống đất. Một đứa trẻ hư là nỗi đau của cả dòng tộc”.

Tán gia bại sản

Hai vợ chồng chị Vũ ThúyAn (ngụ Thảo Điền, quận 2) thường đi công tác nước ngoài. Việc nhà giaocho bà ngoại và một người giúp việc chăm sóc hai con, trai 16 và gái 13tuổi. Một ngày chủ nhật, chị Thúy An ở nhà, thấy có khách là hai người ởhiệu cầm đồ đến đòi tiền chuộc xe máy và xe đạp. Hai con chị đã đem xeđi cầm. Nay đến ngày không thấy trả tiền, chủ cửa hàng đến tận nhà đòi.

Lúc đó chị mới biết bànủi, máy sấy tóc, xe đạp, thậm chí cả kim từ điển, máy nghe nhạc của haiđứa con đều biến mất. Tra khảo mãi chúng mới khai đã đem bán lấy tiền đểchơi game. Kiểm tra việc học thì thấy học lực yếu và hay bỏ học. “Vợchồng tôi đi nước ngoài, cứ để mạng internet cho các cháu dùng, thithoảng điện thoại, chat với bố mẹ. Không ngờ chúng toàn vào chơi game.Bao nhiêu tiền chúng đều đem đi mua thẻ chơi game, “rinh đồ” ảo trênmạng.

Không những thế, hai anhem thường xuyên đánh nhau, đòi xử lý con này, thằng kia, nghe phát sợ.Kiểm tra xem các cháu chơi game gì thì thấy toàn là đánh nhau, chém giết,thanh toán kiểu giang hồ. Bây giờ chồng tôi bắt tôi phải bỏ hẳn việc đểở nhà quản lý hai con, không thì chúng nó hỏng mất” - chị An lắc đầungao ngán.

Anh Nguyễn Văn Cẩn (HảiPhòng) có một cậu con trai hơn 2 năm nay chỉ chơi điện tử. Con anh chơigame nhiều đến mức không còn đi chơi đâu nữa cả, cứ bỏ học là ra tiệmnet ngồi cả ngày. Ban đầu, gia đình anh còn dùng biện pháp mạnh, cấm rakhỏi nhà, ở nhà cũng cắt mạng, ngắt điện không vào máy tính. Nhưng cậucon 15 tuổi không có máy tính thì chỉ  ngồi lì trong góc nhà, không rangoài, không nói qua nói lại một câu, bỏ ăn uống luôn. Vợ anh thương quá,lại đành cho con chơi tiếp.

Cứ như thế, đến nay cháuchỉ có game và game, không học hành mà cũng không ra khỏi nhà. Người duynhất cháu nói vài lời là mẹ. Gia đình anh tìm hết mọi cách vẫn không ănthua. “Không cho con chơi thì nó bỏ ăn, không ngủ. Nhưng nếu cho chơi,cũng chỉ toàn chơi những trò chém giết, đánh nhau, bắn nhau đầy bạo lực.

Nó càng chơi càng lầm lìhơn. Có hôm bị tôi mắng, nó xuống bếp lấy dao lên dọa sẽ xử tôi nếu tôiphá máy tính. Vợ chồng tôi đã nhiều lần đưa cháu đi Hà Nội để tìm cáchchữa nhưng bác sĩ nói trầm cảm thì có cơ chữa được, chứ nghiện game thìrất khó. Tôi rất lo lắng vì game bạo lực thế này, có chữa được nghiện nócũng sẽ ngấm vào tính cách của con tôi mất”- anh Cẩn lo lắng nói.

Theo Khánh Phương
NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.