Khó khăn của người mẹ đơn thân

Theo các nhà tâm lý gia đình, trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái, vai trò người cha và người mẹ có những nét đặc thù riêng. Những thống kê cho thấy, trong số thanh thiếu niên hư hỏng có một tỷ lệ khá cao là con của những gia đình không đầy đủ, đứa trẻ sống trong hoàn cảnh thiếu cha hoặc mẹ. TIN LIÊN QUAN

Theo các nhà tâm lýgia đình, trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái, vai trò người chavà người mẹ có những nét đặc thù riêng. Những thống kê cho thấy,trong số thanh thiếu niên hư hỏng có một tỷ lệ khá cao là con củanhững gia đình không đầy đủ, đứa trẻ sống trong hoàn cảnh thiếu chahoặc mẹ.

Điều tra của ngànhgiáo dục cũng cho biết, hơn 70% học sinh giỏi các cấp là những em cócha kèm cặp thêm ở nhà, chứ không phải là mẹ, dù mẹ cũng là giáoviên. Từ xưa các cụ đã dạy: “Con có cha như nhà có nóc”. Quảthật, sự thiếu vắng vai trò của người cha, khiến người mẹ phải cốgắng bù đắp rất nhiều.

Khó khăn của ngườimẹ đơn thân

Hãy quan sát ngườilớn dạy đứa bé lên hai tuổi chơi trò cho những hòn bi vào cái lọ.Trong khi các bà mẹ thường vun những hòn bi lại để con bỏ vào lọ chodễ thì người bố lại dịch những hòn bi xa ra để con gặp khó khăn hơn.Lại xem cha mẹ dạy con học nói. Đứa trẻ bi bô nói ngọng líu không aihiểu gì cả, nhưng người mẹ chỉ cười âu yếm và “phiên dịch” lại chomọi người nghe; trong khi ông bố thường nghiêm sắc mặt bắt con phátâm lại bằng được mới thôi.

Cho nên, nhìn bềngoài, cha có vẻ dạy con học nói ít hơn nhưng đứa trẻ phát âm đúngđược, phần lớn lại là nhờ cha chứ không phải nhờ mẹ. Tất cả nhữngviệc dạy con tập đi, tập bơi, tập làm toán, làm văn rồi tập sửa chữađồ điện hay học sử dụng máy vi tính sau này cũng đều như thế. Dạycon tập đi, cha hay ngồi cách con một đoạn vẫy gọi nó đi đến. 

Khó khăn của người mẹ đơn thân

Minh họa: NOP

Khi con ngã thì độngviên: “Con ba giỏi lắm, cố đứng lên đi tiếp nào!”. Cha dạycon bơi cũng thế. Buông tay ra, con có thể uống vài ngụm nước nhưngsẽ chóng biết bơi. Trái lại, mẹ thương con, cứ nâng mãi hóa ra tậplâu mà con không bơi được. Con không làm được bài toán khó, mẹthường thương con, giải luôn cho nó hoặc bảo nó đi ngủ, nhưng chahay cùng con tìm mọi cách giải bài toán đến xong mới thôi.

Sự cứng rắn, kiênquyết đầy nam tính của người cha là điều mà người mẹ ít khi có được.Điều quan trọng hơn cả là hình ảnh người cha được ghi khắc vào đầuóc đứa con từng  ngày một trong  quá trình trưởng thành. Nếu đó làcon trai, khi dậy thì, nó sẽ học cách nói năng, dáng đi tướng đứngcủa một người đàn ông; nếu là con gái, nó sẽ thần tượng một ưu điểmnào đó của bố và mơ ước khi lớn lên mình sẽ kết hôn với một người cónhững điểm giống bố.

Cách đây vài tháng,tôi có tư vấn cho một bà mẹ đến trung tâm với nỗi băn khoăn khôngbiết con trai mình có bị lệch lạc về giới tính không. Tìm hiểu thêmmới biết, bà ly hôn từ lúc con trai lên sáu tuổi và ở vậy nuôi conđến giờ, nhà chỉ có hai mẹ con. Tiếp xúc với cậu con trai, thật ngạcnhiên là cậu không chỉ có nét mặt hao hao mẹ, mà ngay cả cách nóinăng, cách kéo ghế và cả cách liếc mắt cũng giống mẹ.

Tất nhiên, không phảibất kỳ người đàn ông nào cũng có đủ tài năng và nhân cách để giáodục con, có người cha còn chiều con, làm hư con hơn cả mẹ, nhưng nóichung đàn ông thường kiên quyết hơn trong việc dạy con. Nhà giáo dụcnổi tiếng người Nga, V.D.Adislavski đưa ra lời khuyên: “Nếu đứatrẻ rơi vào hoàn cảnh thiếu cha, nên có một người đàn ông nào đótham gia vào quá trình giáo dục nó cùng với mẹ. Người đó có thể làông, chú, bác, một người họ hàng hay bạn của mẹ, miễn là đàn ông.Nếu không nó sẽ bị thiệt thòi, nhất là đối với trẻ con trai”.

Tuy nhiên, điều đókhông đơn giản. Trong thực tế, rất khó tìm một người đàn ông thaythế cha đứa trẻ, trừ ông nội hay ông ngoại của nó. Cho nên, trongtrường hợp nuôi con một mình, người mẹ không nên nghĩ rằng chỉ cầnyêu thương chăm sóc con nhiều hơn mà cần phải lưu ý đến sự thiếuvắng vai trò người cha và chính mẹ phải bằng mọi cách bù đắp phầnthiếu hụt đó. 

Khó khăn của người mẹ đơn thân

Ảnh chỉ mang tính minh họa - (Ảnh: P.Huy)

Với đa số phụ nữ,điều này không hề dễ dàng, nhưng nếu chúng ta cố gắng thì không phảilà không thể làm được. Có những lúc người mẹ phải nghiêm khắc. Nếuđủ cả cha mẹ, người mẹ có thể đóng vai “ông Thiện”, còn vai “ông Ác”để người cha đóng. Mẹ dịu dàng, âu yếm, vuốt ve, chiều chuộng, còncha nghiêm khắc, đe nẹt, cương quyết. Nhưng khi chỉ có một mình mẹthì tất nhiên phải kiêm cả hai vai trò đó. Tỷ lệ trẻ em hư trongnhững gia đình thiếu cha cao hơn những gia đình đầy đủ có thể mộtphần vì mẹ quá nuông chiều. Con đòi cái gì lúc đầu không cho nhưngnó nằn nì một lúc khiến mẹ động lòng thương lại cho. Vì thế đứa trẻđòi gì được nấy trở thành ích kỷ, không nghĩ đến ai khác ngoài nó. 

Cũng có những giađình chỉ trọn vẹn về hình thức, nhưng thực tế còn tồi tệ hơn nhữnggia đình không có cha. Đó là những người cha nát rượu, nghiện ngậpma túy, kẻ cắp, côn đồ… Nhiều người trong số họ có vợ, có con nhưngkhông đủ tư cách làm cha. Cũng có những ông bố trẻ, còn nhiều thúvui lôi cuốn họ hơn là việc ngồi nhà chơi với con. Thêm vào đó, lúcnào bà nội cũng sẵn sàng: “Thôi, cứ đi đi, để mẹ ngồi với cháu cho”!

Lứa tuổi “một trămcái tại sao”?

Đặc biệt, trong banăm đầu của cuộc đời, bộ não của đứa trẻ nắm bắt được lượng thôngtin vượt quá khối lượng thông tin nó sẽ tiếp nhận trong suốt phầnđời còn lại. Đó là phát hiện của các nhà khoa học và họ gọi đó làlứa tuổi “một trăm cái tại sao?”. Nó thấy cái gì lạ cũng hỏi mà vớinó rất nhiều cái lạ. Nếu những câu hỏi đó không được trả lời đầy đủlà một thiệt thòi lớn với trẻ và càng tệ hơn nếu nó đi hỏi những trẻlớn hơn ở ngoài đường. Người ta nhận thấy cha thường trả lời đượcnhiều hơn mẹ.

Đơn giản là cha cónhiều thời gian hơn, vì trung bình thời gian làm nội trợ của chồngchưa bằng 1/3 của vợ. Thứ hai là đàn ông hay đọc các loại sách báovà xem tivi nhiều hơn vợ, do đó họ dễ thành bộ “bách khoa toàn thư”của con. Con có thể hỏi bất cứ điều gì, cha trả lời được hết. Chonên trong những gia đình không đầy đủ, tuổi thơ của trẻ em thường bịthiệt thòi về mặt nhận thức. Chưa kể có những câu hỏi của trẻ khôngdễ trả lời như “Gió là gì?”, “Tại sao điện giật?”. Không thể nói gọntrong vài câu mà đòi hỏi một sự giải thích cặn kẽ với một cách diễnđạt dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi, giới tính của nó.

Nếu có chồng, ngườimẹ chỉ việc nói: “Mẹ đang bận. Ra hỏi ba kia kìa”. Nhưngkhông có ba, nó biết hỏi ai? Có khi con vừa mở miệng hỏi mẹ đã quắcmắt hỏi lại nó: “Sao ống quần con bẩn thế này?”. Câu hỏi đãkhông được giải đáp, còn bị mắng. Vì thế trong hoàn cảnh đó, ngườimẹ không nên từ chối trả lời con. Không những thế, người mẹ còn phảinăng đọc sách báo, tìm trên mạng để có đủ kiến thức giảng giải chocon những điều nó hỏi. Thậm chí đôi khi mẹ phải chơi cả trò némbóng, “đánh bốc” với con trai. Mới hay làm người mẹ “hai trong một”đòi hỏi người mẹ phải nỗ lực rất nhiều.

Các nhà tâm lý nhậnthấy, trong những gia đình thiếu cha, con cái thường phát triển theohai khuynh hướng. Một là nhõng nhẽo, chỉ biết đòi hỏi ích kỷ, sống ỷlại vào người khác. Hai là ngược lại, đầy bản lĩnh và nghị lực hơnnhững trẻ khác có đủ cả cha mẹ. Khi lớn lên, có những em rất thànhcông trong cuộc đời và sống nhân hậu với mọi người. Không ít ngườitưởng rằng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” nhưng thực ra những đứatrẻ thiếu cha sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vàosự giáo dục của người mẹ, nhất là khi người mẹ ý thức được mình phảicáng đáng cả vai trò của người cha.

Theo TrịnhTrung Hòa
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.