"Nẫu ruột" vì chồng hờ hững

Chị muốn làm gì đó để cải thiện tình hình thì anh gạt phắt, bộ mặt lại tối sầm quát: "Sao cô không chịu ngồi yên một lúc được nhỉ? Sao cứ bày trò để làm phiền người khác thế?!".

Chị muốn làm gì đóđể cải thiện tình hình thì anh gạt phắt, bộ mặt lại tối sầm quát: "Sao cô khôngchịu ngồi yên một lúc được nhỉ? Sao cứ bày trò để làm phiền người khác thế?!".

Lấy nhau được 4 năm, hai vợ chồng anh Hạnhchị Giang sống khá hòa thuận, ít cãi vã, to tiếng với nhau. Một phầncũng vì anh nhiều tuổi, hiền lành nên nhường nhịn chị nhiều, phần khácchị cũng là người phụ nữ, người vợ "biết điều", biết thu vén cho giađình nên chuyện va chạm hầu như ít xảy ra. Cuộc sống của anh chị sẽkhông có gì đáng nói nếu anh không phải là người luôn giữ thái độ thờ ơ,lạnh lùng với vợ con. Khi đi ngoài đường, nếu người nào không biết sẽluôn nghĩ rằng giữa họ không có mối ràng buộc gì với nhau.
"Nẫu ruột" vì chồng hờ hững
 
Anh vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình cóhoàn cảnh bố mẹ không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn từ khi anh còn là một cậubé. Có lẽ vì sống với bố và em trai nên nên tính cách có phần nào khôkhan và thiếu những cử chỉ thể hiện tình cảm. Ngược lại, bản thân chịHạnh lại là người sống tình cảm, yêu thương và hết lòng vì chồng vì con.Có lẽ chính sự khập khiễng về tính cách giữa hai vợ chồng đã khiến chochị đôi khi thở dài não nuột ví von: “Chúng ta cứ như đôi đũa lệch”; “Ông tơ, bà nguyệt senhầm dây duyên…”. “Trong cuộc sống hầu như tôi không có điều gì cần phànnàn về chồng, ngoại trừ việc anh hiếm khi thỏa mãn được tôi trong việcthể hiện tình cảm. Anh khô khan và đôi khi tôi cảm thấy anh lạnh lùng”,chị Giang thở dài chia sẻ.
 
Nhiều khi bất mãn với chồng, chị nửa đùa nửathật: "Anh là người máu lạnh" nhưng nhìn vào đôi mắt buồn buồn và giọngnói nhè nhẹ đều đều xen lẫn tức tối: “Hoàn cảnh lớn lên của anh khác em, thiếu tình cảm của bốmẹ nên anh không có những phản ứng tình cảm giống em. Em đừng có nhỏnhặt chắp vá lung tung để rồi gán ghép, quy chụp”.
 
Chán nhất là trong khi chị quan tâm đếnchồng từng li từng tí, anh có mệt mỏi, buồn chán chị đều hỏi han, tâmsự, là người để anh giãi bày. Vì chị nghĩ rằng ngoài mình ra thực sự anhkhó có thể tâm sự những chuyện đó với ai khác, kể cả bố mẹ và mấy anh emtrai vốn có tiếng là thân thiết, gần gũi. Trong khi đó mọi câu chuyệnvới anh bao giờ cũng là loáng thoáng theo kiểu lý do và kết thúc của vấnđề và câu chốt: “Đừng có bận tâm quá!”.

Thi thoảng chị hay trêu đùa anh: "Cho em mượn điện thoại để kiểm tra xem có nhắn tin, gọiđiện cho em nào không?" nhữnglúc như thế anh Hạnh thường cau mày lại tỏ vẻ khó chịu. Đặc biệt cóchuyện gì hai vợ chồng phải ra ngoài, giao tiếp với mọi người, anhthường giữ bộ mặt ảm đạm, khó chịu. Ai nói cũng ậm ừ, không cười cũngkhông tỏ ra cáu giận, bực bội. Đôi khi bạn bè nhìn vào thái độ của anhHạnh, lại cho rằng giữa hai vợ chồng lại có chuyện gì vừa khục khặc vớinhau. Năm lần bảy lượt bảo anh từ bỏ thói lãnh đạm, thờ ơ với mọi ngườixung quanh nhưng rốt cuộc lần cuối cùng anh chỉ nhếch mép nói với chị:“Vồn vã để lôi về nhà lại bị nghi là có vợ hai, vợ ba rồilại gào rú…”.

Sau lần đó, chị Giang không dám ho he chuyệnanh thay tính đổi nết lần nào nữa. Song có lẽ cũng chính vì thế mà giữahai vợ chồng ngày càng xa cách nhau hơn. Anh làm việc anh, chị làm việcchị. Đôi khi chị muốn ngó nghiêng xem anh làm gì, muốn tạt qua cơ quanrủ chồng đi ăn để cải thiện hình cảm thì anh lập tức gạt phắt hoặc bộmặt lại tối sầm quát: "Sao cô không chịu ngồi yên một lúc được nhỉ? Sao cứ bàytrò để làm phiền người khác thế?!". Rồianh thường xuyên tắt điện thoại cho tới khi về nhà, "Tôicảm nhận anh đề phòng tôi, bất kể khi nào tôi làm gì gần điện thoại củaanh. Và bất kỳ khi nào hai vợ chồng nói về chuyện riêng tư, cá nhân làanh lại nói tôi tò mò, là can thiệp vào việc cá nhân của anh, là khôngtôn trọng, không tin tưởng anh. Điều đó khiến tôi vô cùng chán nản",chị Giang khổ sở cho biết.
 
Mang chuyện chồng hờ hững đi than vãn với bạn bè, chịđược mấy bà bạn "sồn sồn" gợi ý rằng nên giả vờ ngoại tình và hờ hữngngược lại... Nghe thấy có lý, chị về áp dụng ngay. Cứ mỗi tối nằm cạnhanh, chị lấy điện thoại thì thụt, tỏ vẻ bí mật khi nhắn tin. Lúc nàocũng kè kè cầm điện thoại bên cạnh không còn vứt chỏng chơ như trướcđây. Chồng có vô tình cầm được điện thoại thì chị vội vàng giật lấy...Thế nhưng mọi "trò" của chị đều vô ích. Thấy vợ có biểu hiện lạ, anh chỉdửng dưng: "Cô làm gì thì làm, đừng có để đến lúc mang bệnh về nhà màhối không kịp...". Đến nước này thì chị chỉ còn nước kêu trời, chồng chịđúng là không thể cải tạo nổi!

Theo PLXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.