Tết đến nhà, 7 cô 8 dì lao vào hỏi ‘1 tháng kiếm bao nhiêu tiền?’, người chồng EQ cao của tôi đáp khiến tất cả á khẩu

Xuân quả thật rất khâm phục sự bình tĩnh của chồng. EQ cao thực sự là chìa khóa khiến anh làm gì cũng đâu ra đấy.

Năm mới về nhà, nếu 7 cô 8 dì hỏi: “Cháu làm việc gì? Kiếm được bao nhiêu tiền một tháng?”, mọi người sẽ trả lời như thế nào? Lúc mới đính hôn chồng Xuân đến nhà vợ, liền bị cả đám cô dì vây quanh “tra hỏi”. Xuân lúng túng nhưng câu trả lời của chồng cô khi ấy đến bây giờ cô vẫn không quên. EQ cao thực sự là chìa khóa khiến anh làm gì cũng đâu ra đấy.

Xuân và chồng yêu nhau từ thời Đại học. Sau tốt nghiệp Xuân cùng chồng nương tựa vào chị gái chồng. Gọi là “nương tựa”, kỳ thật cũng không dựa dẫm nhiều lắm, chỉ là coi như có người thân sống cùng thành phố, chị chồng cũng không giúp gì, bất kể là công việc hay thuê nhà đều là vợ chồng Xuân tự mình làm tất.

Lúc Xuân dẫn chồng về nhà cô thương lượng chuyện đính hôn, vừa đúng rơi vào dịp Tết. Gia đình Xuân rất coi trọng chuyện này nên ông bà nội ngoại, cô dì chú bác đến tập trung đông đủ, tổng cộng ngồi hết 3 bàn. Ban đầu chồng Xuân cũng khá “ngốt”, vừa đến đã bị cả đám cô, dì nhà vợ vây quanh hỏi chuyện. Lúc biết thu nhập của chồng Xuân không cao lắm thì tỏ vẻ cười nhạo mẹ Xuân chỉ tìm được một chàng rể nghèo. 

Vợ chồng Xuân vừa mới ra trường, mức lương thực sự không cao. Trong khi Xuân ấp úng không biết trả lời thế nào thì chồng cô đáp: “1 tháng 9 triệu. Không nhiều lắm. Cháu mới tốt nghiệp được 1 năm”.

Không đợi chồng tôi nói xong, các cô dì đã nhảy xổ vào: “Ai da, mới được 9 triệu thôi à. Sao ít như vậy. Con trai dì tốt nghiệp xong trung học liền đi làm, chẳng biết Đại học là cái mô tê gì, cũng đã kiếm được 15 - 20 triệu/tháng. Với đồng lương đó thì khi nào hai đứa mới mua được nhà? Con gái nhà này (ý chỉ Xuân) lấy cháu thì đúng là thiệt thòi!” 

Không ngờ chồng Xuân nhàn nhã đáp: “Ôi dì ơi, nhưng sếp công ty cháu là người Hải Phòng chính gốc, công ty mở đến chi nhánh thứ 8 rồi. Quả thật lương tháng khá thấp nhưng cuối năm đều căn cứ vào lợi nhuận để thưởng nhân viên. Tết năm ngoái, tiền thưởng của cháu là 200 triệu, vừa vặn cộng thêm tiền tiết kiệm là đủ xong tiền trả trước nhà”.

Tết đến nhà, 7 cô 8 dì lao vào hỏi ‘1 tháng kiếm bao nhiêu tiền?’, người chồng EQ cao của tôi đáp khiến tất cả á khẩu-1

Người dì vẫn không cam lòng, nói: "Mới đóng xong khoản trả trước à? Thế mà dì tưởng phải mua đứt rồi chứ?”

Lúc đó Xuân suýt thì không kìm được lửa giận, trong lòng nghĩ: “Sinh viên mới ra trường, lại xuất thân nông thôn, mấy ai ra ngoài lăn lộn mà đủ tiền mua đứt được nhà luôn? Chẳng phải con trai dì cũng mới chỉ vừa trả xong khoản trả trước 200 triệu thôi sao”. 

Xuân quả thật rất khâm phục sự bình tĩnh của chồng. Anh lại đủng đỉnh đáp: “Vâng, điều kiện trong nhà có hạn nên chúng cháu mới trả trước được 800 triệu, còn phải chuẩn bị quà cưới cho nhà vợ cháu là 200 triệu…” chồng Xuân chưa nói xong, bà dì đã đùng đùng tức giận bỏ đi. Các cô, dì khác mặc dù tò mò nhà chồng Xuân rốt cuộc điều kiện thế nào nhưng cũng không phải loại nhiều chuyện nên cuối cùng coi như chuyện trò vui vẻ. 

Từ câu chuyện của chồng Xuân, bài học rút ra là gì?

Nếu năm mới mà gia đình, người thân hỏi về sự nghiệp và thu nhập, chúng ta nên đối phó thế nào để vừa không mất tự tôn của bản thân, gia đình lại yên ấm:

1. Đầu tiên phải bình tĩnh, không tức giận cũng không chột dạ, chỉ cần thoải mái trả lời;

2. Đặt "khiêm tốn" lên hàng đầu. Sau tất cả, không cần biết thực tế tài chính của bạn là bao nhiêu, trước tiên phải khiêm tốn. 

Ví dụ có thể trả lời như sau: "Con kiếm không nhiều lắm, coi như là đủ ăn đủ tiêu, xe mới mua cũng là trả góp/tích cóp lâu mới có được…”, hay “Thực sự không nhiều, chỉ 6 - 7 triệu"; “Sài Gòn lương tối thiểu là 3 triệu, con cũng chỉ nhiều hơn 1 ít so với số đó”; “Sau này chẳng phải con còn phải dựa vào dì giúp đỡ sao? Con nghe nói chị họ ở Hà Nội lương 40 triệu/tháng, chắc phải nhờ chị giới thiệu cho con một công việc tốt rồi?”; “Con nghèo lắm. Chỉ vừa vặn đủ ăn thôi. Xe của con cũng đi mấy năm rồi”...

Đương nhiên đây là dưới tiền đề người lớn không gây chuyện, chỉ là đùa giỡn cho vui thì không cần trả lời quá chân thật, dù sao cũng chỉ là nói chuyện phiếm. Trên thực tế, ngoại trừ cha mẹ ruột của mình, ít có người thật sự quan tâm đến việc mình kiếm được bao nhiêu tiền với hàm ý tốt. 

Ngoài ra, khiêm tốn có một mục đích khác là để tránh những rắc rối không cần thiết. Nếu bạn nói mình có tiền thì khi bạn đi vay hay có người hỏi vay, sẽ đều khó khăn. Nếu bạn nói mình nợ nần, người khác cũng chưa chắc đã cảm thông với bạn, chưa cười bạn đã là may! Cho nên câu trả lời không cần phải quá thật, nói nửa đùa nửa thật là cách đối phó tốt. 

3. Nhưng nếu người lớn quá đáng, hùng hổ đến mức bức người, nhất định phải hỏi chuyện lương lậu cho bằng được, hoặc trực tiếp cười nhạo bạn kiếm được ít tiền. Vậy thì, đừng ngại ngần mà không cho đối phương một cú nhớ đời, trực tiếp khiến họ phải á khẩu, không nói nên lời. Như vậy sau này họ mới không tiếp tục quá phận trong mọi chuyện. Đúng là nhỏ tuổi thì phải tôn trọng người lớn hơn nhưng sự tôn trọng phải là “lẫn nhau”, nếu người lớn dựa vào tuổi tác để chèn ép thì phản kích là việc cần thiết. 

Ví dụ bạn nói: “Chỉ khoảng 3 - 4 “lít”/tháng”. 

Kết quả là bị trực tiếp chế giễu kiếm tiền ít, dùng lời lẽ quá đáng thì bạn có thể “tạo bước ngoặt” thế này: “Sếp cháu là người nước ngoài, lương trả đều tính bằng Đô la Mỹ. Đổi ra tiền việt là khoảng 60 - 80 triệu”.

Hay khi bạn nói: "6 triệu, chỉ đủ ăn tiêu”. Nếu bị bắt bẻ, bạn có thể nói: “Ngoài ra cháu còn mở một cửa hàng nhỏ/làm thêm một công việc khác nữa, cũng không nhiều, một tháng có thể kiếm được 20 - 30 triệu”. 

Mọi người từng lâm vào tình huống tương tự và có cách trả lời của riêng mình chưa? Hãy chia sẻ với Tintuconline! 

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


ra mắt

Tết Nguyên Đán


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.