Xót xa vì "bão giá"

Thắc mắc khi sau Tết liên tục bị vợ cho ăn cơm đậu hủ, tương xào, mắm ruốc, anh Hải tra hỏi, đến khi nhìn sổ thu chi, anh chồng không bao giờ đi chợ mới tá hỏa bởi giá của mọi thứ đều đồng loạt tăng.

Thắc mắc khi sau Tết liên tụcbị vợ cho ăn cơm đậu hủ, tương xào, mắm ruốc, anh Hải tra hỏi, đến khi nhìnsổ thu chi, anh chồng không bao giờ đi chợ mới tá hỏa bởi giá của mọi thứđều đồng loạt tăng.

Chồng làm công nhân công tymay, vợ là cô giáo mầm non, thu nhập tháng của anh Hải và chị Vân (quận BìnhChánh, TP HCM) chưa đến 5 triệu đồng. Chính vì thế mọi chi tiêu mỗi ngày đềuđược hai vợ chồng tính toán thật kỹ và không thể thay đổi.

Không quan tâm đến vậtgiá, nay nhìn thấy giá rau củ quả, thịt cá vợ ghi chép, tôi không còn dámthan phiền bởi nếu không căng kéo thì đến tiền học cho đứa con cũng khôngbiết xoay sở ra sao”, anh Hải nói.

Còn theo chị Vân, nếu cáchđây một năm, với 100 nghìn đồng chị có thể đi chợ mua đủ thức ăn cho bốnmiệng ăn thì bây giờ với 120 nghìn đồng, lượng đồ ăn bày trên bàn cũng chỉcòn hơn nửa.

Xót xa vì "bão giá"

Nhiều gia đình phải cân đo chi tiêu khi vật giá tăng. (Ảnh chỉ mang tính minh họa: Phương Nghi)

Mọi thứ từ đường, rau,cá, thịt đều tăng giá, đặc biệt là sau Tết Tân Mão. Một thí dụ nhỏ thôi, mộtnăm trước, muốn mua hành lá chỉ cần 1.000 đồng, thì nay phải 2.000 đồng mớhành vẫn chưa được nhiều bằng trước. Tôi phải tính toán thật kỹ và phải hạthấp chất lượng để giữ số lượng món ăn, mới đủ tiền chi tiêu nhiều thứ kháctrong tháng”, chị Vân nói.

Cùng cảnh nhà có con nhỏ, nỗilo phải đối mặt với "bão giá” của gia đình anh Nhơn, sống tại quận 8 càngtăng lên gấp nhiều lần.

"Hai vợ chồng đều làm côngviệc hành chính, thu nhập của vợ chồng chỉ đủ để lo cho những nhu cầu thựcsự cần thiết nhất. Giờ thứ gì cũng tăng, dù phải cắt giảm chi tiêu mà vẫnchưa thấy ăn thua. Tuy tệ đến mức không có tiền ăn, nhưng chiếc tivi cũ chưakịp thay, chiếc xe máy cà tàng thường xuyên tắt máy và ‘dự án’ kết nốitruyền hình cáp, đã trở nên xa xỉ”, anh Nhơn nói.

Còn với gia đình chị Tuyết ởquận 5, trước đây chi tiêu sinh hoạt mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng, thếnhưng chỉ trong hơn hai tuần sau Tết, số chi đã gần bằng mức cũ.

Làm sao không tăng đượckhi giá gas, tiền ăn sáng phát cho các con, tiền cơm trưa văn phòng của haivợ chồng, cho đến tiền rau tiền cải, tiền mắm tiền muối đều nhích lên thấyrõ”, chị Tuyết than thở.

Tổng thu tròm trèm 4 triệuđồng, nhìn mức chi vượt chỉ tiêu của nửa tháng đầu năm và thông tin điện,xăng sắp tăng giá, còn vàng với đôla trở nên xa xỉ vì giá quá cao, anh Hoài- chị Thu nhà ở quận 11 ngưng dự định sinh thêm một đứa con trai cho “có nếpcó tẻ”.

“Tính toán thật kỹ, cuốicùng chúng tôi quyết định không sinh thêm con nữa vì không thể đủ tiền đểchi tiêu. Trong thời buổi này, không thể tính theo kiểu “trời sinh voi sinhcỏ” được, bởi thêm một đứa con không chỉ thêm một miệng ăn mà còn nhiều thứkhác phải lo”, chị Thu nói.

Tại TP HCM, trước sự bất ổnvề giá cả của nhiều mặt hàng, chuyện các bà nội trợ gặp nhau là than thở vềgiá cả đã không còn lạ. Một số người sau khi khảo sát giá ở nhiều nơi khácnhau, đang chuyển hướng đi siêu thị bởi tại đây một số mặt hàng như rauxanh, thịt heo, thịt bò, cua xay và một số loại cá biển giá rẻ hơn bênngoài.

Với những bà mẹ có con nhỏ,để cân đối chi thu trước tình trạng giá cả tăng, nhiều người đã tính đếnchuyện đổi loại sữa có giá thành rẻ hơn hoặc giảm số lần uống sữa trong ngàycho con.

“Ngoài việc đổi sữa rẻtiền hơn cho con, tôi không dám đi gội đầu ở hiệu làm tóc nữa mà gội luôn ởnhà. Ông xã cũng phải ngưng nhậu và giảm hút thuốc luôn”, chị An, mộtcông nhân may ở Tân Bình nói.

Không quá lo toan như nhữngngười không có tài sản, song trước tình hình vật giá leo thang, không ít giađình phải cho thuê nhà rồi vào hẻm sâu thuê lại căn nhà khác nhỏ hơn để ở;hoặc thậm chí bán nhà lấy tiền gửi ngân hàng rồi mua nhà khác rẻ hơn ở ngoạiô.

Theo Phương Nghi
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.