Trần Lập: ‘Dốc ngược Việt Nam chưa chắc đã tìm được tài năng’

Giám khảo Trần Lập đã có những trả lời thẳng thắn xung quanh chủ đề "nóng" của giới giải trí thời gian qua - Xu hướng hát tiếng Anh trong chương trình The Voice.

Giám khảo Trần Lập đã có những trả lời thẳng thắn xung quanh chủ đề "nóng" của giới giải trí thời gian qua - Xu hướng hát tiếng Anh trong chương trình The Voice.

Trước khi chính thức có mặt tại Việt Nam bằng buổi họp báo vào đầu tháng 03/2012, Giọng hát Việt (The Voice of Vietnam) đã gây được sự chú ý của dư luận bằng những thông tin hậu trường liên quan đến 4 vị trí Huấn luyện viên, là những gương mặt nổi tiếng trên sân khấu biểu diễn của Việt Nam. Thông tin nhà sản xuất phải mất tới 4 tháng thuyết phục kèm theo số tiền cát sê lớn để có sự gật đầu của 4 Huấn luyện viên càng làm tăng sự tò mò của số đông khán giả Việt nói chung tới chương trình, những người chưa từng biết tới cái tên The Voice.

Tập đầu tiên của Giọng hát Việt đã phá được rào cản lớn nhất của một format truyền hình mới với khán giả khi tạo được một làn sóng truyền thông mạnh mẽ, tích cực từ những tranh luận của 4 huấn luyện viên cùng các gương mặt thí sinh có chất lượng tốt. Bữa tiệc âm nhạc với nhiều gia vị mang tính xa hoa, đẳng cấp tưởng chừng như khó nhằn đã được công chúng đón nhận rộng rãi. Cả thí sinh, huấn luyện viên đều đồng loạt nhận được sự hưởng ứng lớn từ khán giả, báo chí và các thương hiệu. Xen kẽ giữa các phần thi của các thí sinh càng nhiều quảng cáo chen vào giữa.

Thành công bước đầu của Giọng hát Việt đã nảy sinh những vấn đề khác nhau được dư luận lên tiếng. Nếu gạt bỏ những quan điểm cá nhân trong scandal ý kiến cá nhân của Thanh Lam nói về Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà (vì không thuộc phạm vi của chương trình), thì việc thí sinh của Giọng hát Việt lựa chọn quá nhiều ca khúc nước ngoài (chủ yếu là Tiếng Anh) đã đặt ra vấn đề: thí sinh không thích hát tiếng Việt hay không có đủ những bài hát phù hợp cho thí sinh khoe được giọng hát của mình? Trước khi bước lên sân khấu, Giọng hát Việt đã có những sự chuẩn bị kĩ càng cho thí sinh về việc lựa chọn bài hát để trình diễn, nhưng với số lượng ồ ạt các ca khúc quốc tế trên sóng truyền hình Việt, đối tượng khán giả tiếp nhận là người Việt thì rất khó để thuyết phục khán giả rằng thành công của một gương mặt mới bước ra từ sân chơi này lại chỉ trên cơ sở là những ca khúc tiếng Anh.



"Bộ tứ quyền lực" của The Voice


Tham gia talkshow Rubic Chat, Trần Lập - một trong 4 huấn luyện viên của Giọng hát Việt, đã thẳng thắn bày tỏ chính kiến cá nhân của mình về chương trình Giọng hát Việt cũng như xu hướng lựa chọn các ca khúc tiếng Anh của thí sinh. Đây là lần đăng đàn có thể xem là đầu tiên, và chính thức của một Huấn luyện viên - thành viên của chương trình giải đáp các phản hồi xoay quanh chương trình.

Trả lời về xu hướng hát các ca khúc quốc tế, Trần Lập cho rằng: "Cần nhìn nhận ở diện rộng của môi trường âm nhạc Việt Nam, không phải ai hát tiếng Việt cũng tròn vành rõ chữ, thậm chí các ca khúc đang lưu hành hiện nay, nếu không hiểu về lời trước thì sẽ rất khó khăn để hiểu ca sĩ đang hát gì. Điều đó có nghĩa, không phải hát tiếng Việt mới có thể thể hiện được tài năng của mỗi người.

Hơn nữa, tuy Việt Nam có rất nhiều các nhạc sỹ giỏi, ca khúc hay nhưng bao nhiêu phần trăm đáp ứng được yêu thích của công chúng hiện đại, và bao nhiêu phần trăm trong đó tải được những âm vực của người trẻ Việt Nam hiện nay so với các ca khúc quốc tế, và tại sao các quốc gia xung quanh lại không mua bản quyền các ca khúc Việt Nam để hát (?). Khả năng của chúng ta đã cung cấp cho thị trường âm nhạc bao nhiêu tác phẩm tốt".


"Câu chuyện của người Hàn hay của người nào đó, là câu chuyện riêng của họ. Ở Hàn Quốc, nếu thí sinh tự tin trình diễn với ca khúc tiếng mẹ đẻ thì họ hoàn toàn có quyền như vậy, ở Việt Nam cũng như thế. Và, các chương trình The Voice tại tất cả các quốc gia đều có những chuyên gia của nước bán bản quyền giám sát chặt chẽ. Nếu có điều gì ảnh hưởng đến format, thì lập tức họ "tuýt còi" vì họ có quyền đó. Trước khi có cuộc thi diễn ra, họ lắng nghe vòng sơ tuyển, bài hát thế nào, phù hợp ra sao để đưa vào "đẳng cấ" mang tên The Voice.

Việt Nam là mộ trong những quốc gia nằm trong vùng trũng ở nhiều mảng, kể cả âm nhạc, và họ (nơi bán bản quyền) thấy cần nâng cao vị thế âm nhạc Việt Nam để tương xứng với The Voice có tại Châu Á như ở Trung Quốc, Hàn Quốc. họ nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam với hàng ngàn bài hát khác nhau, nhưng để phù hợp tính chất của The Voice, họ thấy những gì đã diễn ra là hợp lí vì mỗi cuộc thi có tính chất khác nhau. Đây là sự khác biệt và chúng ta nên đón nhận điều này trước đã.




Nếu giới trẻ rời xa tiếng mẹ đẻ, thì đó là việc hoàn toàn không chấp nhận được, nhưng lại là một câu chuyện khác. Việc hát tiếng Anh chỉ là bước đầu để các thí sinh thể hiện tài năng của mình mà thôi, còn nếu ở những bước tiếp theo, họ sử dụng tiếng Việt và không thành công, thì chứng tỏ tài năng của họ chỉ giới hạn như vậy. Việc hát tiếng Anh không nằm ở nhà tổ chức có muốn, ép, hay yêu cầu hay không, format của The Voice tôn trọng quyền cá nhân của mỗi con người thể hiện tài năng của họ" - Trần Lập trả lời về sự khác biệt của Giọng hát Việt với các phiên bản tại Hàn Quốc và cho rằng việc hát bằng tiếng nước ngoài là không thể hiện lòng yêu nước là hơi... nâng cao quan điểm

Trước câu hỏi, "Nhiều người nhận ra rằng, rất nhiều các thí sinh The Voice đã chinh chiến nhiều cuộc thi khác, họ thất bại với những phần biểu diễn bằng tiếng Việt, chỉ đến khi tham dự The Voice, thể hiện bài hát tiếng Anh mà họ đã nghe rất lâu, thần tượng ca sĩ biểu diễn ca khúc đó, hát giống như thế thì lại trở nên vang dội. Vậy sau cuộc thi, liệu có tìm được ngôi sao âm nhạc mà bản chất thực sự có năng lực"?

Trần Lập đã nêu quan điểm của mình, cuộc thi thực chất chỉ mang tính thời điểm còn để trở thành một nghệ sĩ thực thụ là một câu chuyện khác nằm ngoài khuôn khổ của một cuộc thi, vì ở đó có rất nhiều yếu tố tác động cũng như chính bản thân thí sinh đó phải rèn luyện bản thân trước sự khó khăn, thậm chí khắc nghiệt để trưởng thành.

"Nhân tài rất hiếm, không dễ kiếm. Đi tìm trong hàng triệu người, dốc ngược cả đất nước này lên và không phải lúc nào cũng tìm thấy. Nhưng không phải là chúng ta không đi tìm. Chúng ta hướng đến điều tích cực. Ngay cả Hà Anh Tuấn (người dẫn chương trình Rubic Chat), ở những thời điểm trước đây, khi đang thi, cũng không thể nói trước một ngày nào đó sẽ trở thành một ngôi sao ca nhạc của Việt Nam. Lúc đó, tâm thức của người đi thi, họ muốn thể hiện bản thân trước đã và sự nỗ lực của bản thân sau cuộc thi (thành công hoặc không thành công), là họ có đủ kiên gan, kiên định để chọn con đường của mình hay không, và họ có tiếp nhận được sự giúp đỡ và sự nhìn nhận từ xã hội hay không để nuôi chí bền hơn. Hà Anh Tuấn đã từng đi thi và lấy bản lĩnh của mình thành công vói khán giả, trong đó có những người khác đã biến mất".

Theo Huy Minh
2Sao



Sao
Bi hài chuyện… khóc của diễn viên
Cảnh khóc luôn đóng vai trò quan trọng trong các bộ phim khi mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Những giọt nước mắt rơi xuống cũng là lúc diễn viên vô cùng nhập tâm vào nhân vật. Tuy nhiên không phải cứ diễn viên chuyên nghiệp là khóc đạt và khóc đẹp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.