Apple 'đắt xắt ra miếng' như thế nào?

Bán sản phẩm với giá cao hơn hẳn đối thủ, Apple vẫn “đắt hàng” và quan trọng là thu về khoản lợi nhuận khổng lồ.

Bán sản phẩm với giá cao hơn hẳn đối thủ, Apple vẫn “đắt hàng” và quan trọng là thu về khoản lợi nhuận khổng lồ.

Apple đang sống trong “nhung lụa”, tận hưởng lớp kem ngọt dịu ở tầng trên của thị trường di động. Hãng nghiên cứu IDC nhận định, mẫu iPhone màn hình lớn chính là vũ khí góp phần loại bỏ Samsung để giúp Táo khuyết một mình nắm thị phần điện thoại cao cấp.

Apple 'đắt xắt ra miếng' như thế nào?

Cả thế giới “quỳ rạp” dưới chân Apple.

Nhưng không chỉ “hớt” miếng bánh ngọt ngào ở mảng điện thoại, Apple còn “gặm nhấm” miếng bánh trong lĩnh vực máy tính xách tay. Sau 30 năm tham gia thị trường, lần đầu tiên công ty đã bán được 5,7 triệu máy Mac trong một quý. Cũng giống như hãng bia hàng đầu thế giới Stella Artois, Apple là thương hiệu lớn, giữ vị trí độc tôn trong việc phân phối các mặt hàng xa xỉ.

Dù gã khổng lồ xứ Cupertino không công bố khoản lợi nhuận chi tiết từ điện thoại, tablet hay laptop, nhưng ước tính mỗi chiếc iPhone (giá khoảng 670 USD), Apple lãi 28%. Trong khi đó, Samsung chỉ thu lợi 9% cho mỗi chiếc Galaxy. Những ông lớn còn lại như Sony, HTC, Microsoft và BlackBerry gần như chịu lỗ (Huawei của Trung Quốc không công bố bất kỳ số liệu nào).

Tương tự, máy tính Mac có giá bán trung bình khoảng 1.205 USD, trong khi dòng laptop thông thường chỉ bán phân nửa giá, thậm chí thấp hơn. Dù số lượng bán ra ít, nhưng với mỗi máy, Apple thu về mức lãi 18% (so với giá bán). Trong tổng số lợi nhuận 1,8 tỷ USD của 6 nhà sản xuất máy tính lớn nhất có được trong 2 quý, Táo khuyết chiếm 2/3 số đó. Hai ông lớn Lenovo và HP phân phối lần lượt 20% và 18% lượng máy tính toàn cầu, nhưng lợi nhuận chỉ chiếm 20% và 11%.

Apple 'đắt xắt ra miếng' như thế nào?

iPhone màn hình lớn đã giúp Apple chiếm vị trí “độc tôn”.

Bí mật nằm ở đây là gì? Phải chăng đó là quảng cáo hay thiết kế? Rất nhiều công ty ra mắt sản phẩm trông giống Apple cả về ngoại hình lẫn tính năng, nhưng cố tâng bốc để làm mình nổi bật.

Vấp ngã lớn nhất của Táo khuyết trong mảng kinh doanh điện thoại là iPhone 5C. Thiết bị có mức giá thấp hơn cùng lớp vỏ kém sang khiến người mua có cảm giác như mình không đủ tiền nên mới dùng sản phẩm này. Nếu đặt cạnh iPhone 5S hay người tiền nhiệm iPhone 5, 5C tỏ ra lép vế hơn hẳn, nhưng không hề rẻ chút nào.

Phải có một thương hiệu đủ mạnh như Apple mới dám sản xuất phiên bản đồng hồ thông minh giá lên đến 10.000 USD. Apple Watch được bán khởi điểm ở mức 350 USD, đắt hơn nhiều những thương hiệu khác như Samsung, Sony hay LG nhưng vẫn có doanh số vượt xa đối thủ.

Apple 'đắt xắt ra miếng' như thế nào?

Mac “âm thầm” gặm nhấm thị trường máy tính.

Các số liệu công bố cho thấy, hơn 400 triệu chiếc iPhone đang được sử dụng trên thế giới. Thompson - Giám đốc công ty tư vấn Stratechery nhận định: “Điện thoại thông minh là thiết bị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Vì thế, họ sẵn sàng chi trả cho phiên bản mới nhất dù tình hình tài chính đang gặp khó”. Ông cũng chỉ ra rằng, người dùng iPhone chịu chi hơn cả để nâng cấp sản phẩm của mình.

Chính chất lượng sản phẩm đã làm khách hàng chịu chi số tiền được coi là đắt đỏ để sở hữu thương hiệu Táo khuyết. “Mục đích của chúng tôi luôn hướng tới việc làm tốt các lĩnh vực mình cạnh tranh. Chúng tôi duy trì phương châm này như một cách chứng minh cho khách hàng vì sao họ mua sản phẩm của chúng tôi mà không phải của bất kỳ hãng nào khác. Người dùng luôn cảm thấy bản thân đã chọn thiết bị chất lượng, thiết kế đẹp nhất và luôn là như vậy”, Phil Schiller - Giám đốc marketing của Apple phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hồi tuần trước.

Dù với lý do gì, nhưng không thể phủ nhận một điều, Apple luôn làm tốt hơn bất kỳ nhà sản xuất nào trong những lĩnh vực “cốt lõi” mà hãng tập trung.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.