Đèn đường phá vỡ cân bằng sinh thái

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Exeter, Tây Nam nước Anh cho rằng đènđường có tác động rất mạnh đối với số lượng và mật độ phân bố của các loài côntrùng, "ưu ái" cho loài này nhưng lại "ngược đãi" với loài khác. Nghiên cứu đượcđăng trên tạp chí Biology Letters của Anh hôm 235

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Exeter, Tây Nam nước Anh cho rằng đènđường có tác động rất mạnh đối với số lượng và mật độ phân bố của các loài côntrùng, "ưu ái" cho loài này nhưng lại "ngược đãi" với loài khác. Nghiên cứu đượcđăng trên tạp chí Biology Letters của Anh hôm 23/5.

Đèn đường phá vỡ cân bằng sinh thái
Đèn đường làm ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái. Ảnh minh họa.

Kết luận này một lần nữa giónglên tiếng chuông cảnh báo về tác động của con người đối với thiên nhiên.

Để có được kết quả nêu trên, tháng 8/2011, nhóm nghiên cứu, do ông Thomas Daviesphụ trách, đã đặt các bẫy côn trùng ở những vị trí khác nhau tại Helston - mộtthị trấn nhỏ ở Conrnwall. Họ đã thu thập được 1.194 con côn trùng thuộc 60 loàikhác nhau.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng đènđường là một nhân tố đáng kể tác động tới số lượng của côn trùng và các loài phổbiến.

Năm loài côn trùng, như kiến, gián đất, mọt gỗ... sa vào những miếng keo dínhđặt ngay dưới đèn đường có số lượng nhiều hơn hẳn so với những miếng keo dínhđặt ở khoảng cách giữa 2 đèn đường.

Ánh sáng đèn đường cũng thu hút nhiều hơn các loài côn trùng săn mồi và ăn xácthối.

Xét dưới góc độ cấu trúc sinh vật học, ánh sáng đèn đường làm biến đổi môitrường ở mức độ cao hơn bất cứ ghi nhận nào trước đó. Điều này dẫn đến nguy cơrằng đèn đường có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái.

Các phương tiện chiếu sáng trên đường đang được cải tiến nhanh chóng với tốc độtrung bình 6%/năm trên toàn thế giới. Nhưng cho đến nay, các tác động của nó đốivới thiên nhiên hoang dã vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.

Trước đây, cũng có những bằng chứng truyền khẩu rằng đèn đường ảnh hưởng tớiđồng hồ sinh học của các loài chim sống ở khu đô thị, đánh lừa giác quan khiếncho chúng đi kiếm mồi lâu hơn.

Đèn đường cũng tác động tới thói quen kiếm mồi của các loài động vật có vú nhưcáo, chuột, dơi.

Các nhà khoa học bày tỏ quan ngại về việc đưa vào sử dụng hệ thống chiếu sángcông cộng thế hệ mới dùng công nghệ halogen thủy tinh lỏng hay đèn LED(light-emitting diode – điốt phát quang). Các công nghệ này giúp đèn phát sáng ởnhững bước sóng rộng hơn.

Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng những thông tin ban đầu này vẫn chưa phản ánh hếtcác tác động của ánh sáng nhân tạo đối với môi trường

Theo Vietnamplus



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.