Hành khách luôn được yêu cầu chuyển điện thoại sang chế độ máy bay hoặc tắt máy. Ảnh: Indiatimes.
Hầu hết mọi người trong chúng ta tin rằng, sóng điện thoại có thể ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc và định vị của máy bay. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ của việc không tắt điện thoại với các vụ tai nạn trên máy bay.
Hầu hết các chuyến bay thương mại không cho phép hành khách sử dụng điện thoại để thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin trên máy bay. Lệnh cấm này được đưa ra vì các hãng hàng không tin rằng tần số vô tuyến của điện thoại di động có thể làm trục trặc hệ thống tín hiệu, radio của máy bay.
Trong những năm gần đây, với những công nghệ mới được sử dụng trên điện thoại, vấn đề này đã không xảy ra. Tuy nhiên, lệnh cấm này vẫn được giữ nguyên trên hầu hết các chuyến bay.
Nhiều hành khách vẫn bỏ qua các yêu cầu của phi hành đoàn trong lúc cất hoặc hạ cánh. Ảnh: Indiatimes.
Hành khách vẫn được phép sử dụng các thiết bị điện tử của mình bao gồm điện thoại và máy tính bảng trừ thời gian cất cánh và hạ cánh, nhưng phải chuyển các thiết bị này sang chế độ máy bay.
Chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh giả thuyết tín hiệu của các thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến vấn đề an toàn bay. Khi người dùng không tắt máy hoặc chuyển thiết bị sang chế độ máy bay chỉ có thể làm ảnh hưởng đến phi công hoặc kiểm soát không lưu vì sóng âm của chúng. Theo tiết lộ của một phi công, điện thoại di động không gây nhiễu đến sóng vô tuyến trên máy bay.
Trên blog của AirlineUpdates, một phi công đã nói rằng sóng điện thoại có thể gây nhiễu âm thanh trên radio của máy bay, nhưng đây là điều khá hiếm gặp. Nó có thể khiến phi hành đoàn không nhận được các tín hiệu của kiểm soát không lưu, đặc biệt là trong thời điểm cất cánh và hạ cánh, sẽ rất nguy hiểm nếu hành khách vẫn nghe, gọi hoặc lén lút nhắn tin.
Theo Zing