- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khoa học Trung Quốc lên kế hoạch "săn tìm linh hồn" bằng công nghệ quét não mạnh nhất lịch sử loài người
Dự án mới chỉ đang ở giai đoạn đầu thôi, nhưng nó đang được đánh giá rất cao.
Dự án mới chỉ đang ở giai đoạn đầu thôi, nhưng nó đang được đánh giá rất cao.
Mới đây, giới khoa học Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một máy quét não ở cấp độ khủng khiếp bậc nhất thế giới hiện nay. Cỗ máy này có thể tích tụ từ trường cực mạnh, qua đó giúp chúng ta lần đầu tiên trong lịch sử dựng lại được hoạt động của toàn bộ các neuron thần kinh của một bộ não người đang sống.
Cụ thể thì đây sẽ là một thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI) mạnh nhất. Nó sẽ không chỉ làm tốt những gì công nghệ hiện nay đang làm được, mà còn cho phép chúng ta theo dõi các phân tử hóa học trong não như natri, phốt-pho, kali...
Thiết bị này sẽ hao tổn đến hàng tỉ Nhân dân tệ (NDT), thậm chí là nhiều hơn cả kính thiên văn vũ trụ lớn nhất thế giới FAST hiện được đặt tại Quý Châu. Nhưng bù lại nó được đánh giá sẽ mang lại "cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ," - trích lời một chuyên gia tại Quảng Đông.
"Nó sẽ cho chúng ta thấy một thế giới khác hoàn toàn so với những gì chúng ta đang được chứng kiến,"
"Và thậm chí là cả linh hồn nữa."
Linh hồn là một khái niệm đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ rất lâu rồi. Rất nhiều người tin vào sự tồn tại của linh hồn - từ các triết gia đến người thường - và cũng đưa ra vô số lời giải cho nó. Nhưng nhìn chung trong cộng đồng khoa học, vẫn chưa ai tìm ra bằng chứng cho sự tồn tại của linh hồn cả.
Dù vậy, chưa tìm ra chứ không phải không thể. Với công nghệ MRI mới, các nhà khoa học Trung Quốc kỳ vọng rằng có thể nhìn sâu vào hoạt động nhận thức của con người, từ đó tạo ra được hình ảnh của nó. Mà nhận thức, xét ở một vài góc độ, chính là linh hồn.
Theo giáo sư He Rongqiao từ Viện sinh học vật lý thuộc Học viện khoa học Bắc Kinh thì khác. Ông không kỳ vọng nhiều về việc cỗ máy có thể nhìn được linh hồn, hoặc nhận thức của con người. Đơn giản là vì đó là một khái niệm quá mơ hồ.
"Nhận thức là gì? Nó thậm chí còn không phải một khái niệm khoa học. Chúng ta không định nghĩa được thì lấy gì mà xác định hình ảnh của nó?" - ông thẳng thắn nói.
Nhưng dù sao, đây vẫn là một bước ngoặt quan trọng, và bạn sẽ biết lý do ngay sau đây.
MRI hoạt động như thế nào?
Tháng 11/2018, Viện Công nghệ cao Shenzhen đã tuyên bố rằng dự án xây dựng máy MRI mạnh nhất đã được chính phủ phê duyệt. Người cố vấn cho dự án là giáo sư Zhao Zhongxian - một trong những chuyên gia đầu ngành về công nghệ siêu dẫn.
Về cơ bản, mọi bộ phận của con người đều có nước. Trong từ trường, các hạt nhân hydrogen trong nước sẽ hoạt động giống nhau. Và khi áp dụng sóng radio vào từ trường, các nhà khoa học có thể khiến chúng xoay theo các hướng đối nghịch.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI
Quá trình này khiến các hạt nhân cũng tạo ra tín hiệu radio, và từ đó các chuyên gia có thể dựng lại được những hình ảnh bên trong cơ thể: cấu trúc mô, hướng máu chảy, thậm chí là lượng oxy tiêu thụ.
Công nghệ này được gọi là cộng hưởng từ MRI, qua đó chúng ta có thể nghiên cứu và xác định những căn bệnh thần kinh khó chữa như Parkinson hay Alzheimer.
Tuy nhiên, các máy MRI thông thường hiện nay chỉ có thể tích luỹ được từ trường dao động vào khoảng 1,5 - 3 tesla (đơn vị đo từ trường đặt theo tên của NIkola TEsla). Cỗ máy mạnh nhất hiện nay tại Mỹ và châu Âu là 11 tesla.
Còn cỗ máy mà Trung Quốc tham vọng chế tạo, từ trường nó tạo ra lên tới 14 tesla.
Ở mức 14 tesla, từ trường sẽ mạnh đến mức có thể kích thích các hạt nhân của phân tử nặng hơn. Chẳng hạn như natri, phốt-pho và kali - những phân tử chịu trách nhiệm vận chuyển tín hiệu giữa các neuron.
Chúng ta có thể chụp được hoạt động của não bộ, từ đó giải thích được chúng theo các khái niệm vật lý - giống như cách Newton và Einstein đã định nghĩa vũ trụ
"Nếu chúng ta có thể khiến các phân tử này cùng cộng hưởng giống như hydro trong nước, lượng thông tin thu thập được sẽ như những vụ nổ," - trích lời một chuyên gia từ Bắc Kinh, người sẽ tham dự nghiên cứu.
"Chúng ta có thể lần đầu tiên dựng được hình ảnh về nhận thức của con người. Sau đó ta có thể phân loại chúng và giải thích chúng theo các khái niệm vật lý - giống như cách Newton và Einstein đã định nghĩa vũ trụ," - ông cho biết.
Một bước đột phá lớn
Được biết, một tế bào neuron thần kinh có đường kính dao động khoảng 4 - 100 micromet. Trong khi đó, cỗ máy MRI mạnh nhất thế giới hiện nay cũng không thể quan sát được vật thể đường kính nhỏ hơn 1000 micromet. Nhưng nếu dự án thành công, vật thể nhỏ cỡ 1 micromet cũng có thể quan sát được.
Các chuyên gia trong dự án này đều tỏ ra rất phấn khích, không chỉ vì nó là một phát hiện đầy tiềm năng, mà còn vì khả năng phá bỏ những thách thức khoa học trong tương lai.
Đầu năm 2018, các chuyên gia từ ĐH Minnesota (Mỹ) đã thực hiện một bức hình cơ thể người với máy MRI 10 tesla. Một cỗ máy MRI 11 tesla khác cũng mới được hoàn thiện tại Pháp. Tuy nhiên, cả hai đều chỉ tác động được đến hạt nhân hydro mà thôi, vì vật liệu siêu dẫn họ sử dụng vẫn ở thế hệ cũ.
Siêu dẫn là vật liệu cho phép dòng điện chạy qua mà không có điện trở. Nếu không có siêu dẫn, các lõi dây tạo ra từ trường sẽ phát sinh nhiệt lượng lớn và có thể tan chảy. Vật liệu siêu dẫn thường dùng hiện nay được làm từ hợp kim niobi và titan, nhưng cũng chỉ chịu được khoảng 10 tesla.
Cũng có các vật liệu khác có thể chịu được từ trường mạnh hơn, nhưng lại không ổn định - thứ rất quan trọng đối với nghiên cứu não bộ.
"Để thực hiện nghiên cứu, chúng ta cần một vật liệu siêu dẫn mới," - trích lời một chuyên gia vật liệu của dự án.
"Các quốc gia khác đã có ý tưởng, nhưng Trung Quốc là nơi đầu tiên quyết định đưa ý tưởng vào đời sống."
Theo dự tính, quá trình thiết kế và phát triển công nghệ có thể tốn đến 5 năm, và có thể ngốn thêm nhiều chi phí. Đây là điều cũng không khó hiểu, vì như cỗ máy MRI 11 tesla của Pháp cũng tốn đến 10 năm để xây dựng mà vẫn chưa được đưa vào hoạt động.
Giáo sư Lu Haidong - chuyên gia nghiên cứu não bộ tại ĐH Bắc Kinh, công nghệ MRI sau này sẽ thay thế hoàn toàn tia X hiện nay. Bởi lẽ MRI không tạo ra phóng xạ, nên không gây tổn hại cho cơ thể. Như nghiên cứu của FDA Hoa Kỳ cũng không tìm ra bất kỳ tác dụng phụ nào lâu dài khi sử dụng quét cộng hưởng từ trong y học.
Dù vậy, Lu cho rằng yếu tố an toàn vẫn phải đặt lên hàng đầu, bởi lẽ các máy MRI trong y học chỉ mạnh bằng 1/10 so với cỗ máy họ chuẩn bị tạo ra.
"Chưa có người nào từng tiếp xúc với từ trường mạnh tới 14 tesla," - Lu cho biết.
"Có thể sẽ có một vài tác dụng phụ, như thân nhiệt nóng lên. Rủi ro phải được đánh giá cẩn thận trước khi sử dụng trên người sống,"
Cỗ máy có lẽ sẽ an toàn - ít nhất là theo các giả thuyết hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro, ví dụ chẳng may điện bị quá tải đột ngột có thể đẩy bệnh nhân vào trạng thái nguy hiểm.
"Từ trường phải được hạ xuống từ từ. Nếu nó đột nhiên biến mất, tổn hại lớn có thể xảy ra. Giống như bạn rơi từ trên cao xuống vậy," - Lu chia sẻ.
Theo Helino
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.