Lướt Facebook “cám dỗ” hơn cả chuyện ấy

Lướt mạng xã hội còn gây nghiện hơn cả sex và thuốc lá, các nhà nghiên cứu cho biết.

Lướt mạng xã hội còn gây nghiện hơn cả sex và thuốc lá, các nhà nghiên cứu cho biết.

Cuộc thăm dò trực tuyến với 250 tình nguyện viên tại Đức đã cho thấy, sự thôi thúc và nhu cầu cập nhật các thông tin, ảnh, lời bình, tweet... trên Facebook và Twitter của người dùng còn mạnh hơn cả chuyện ấy lẫn thuốc lá.

Trong bảy ngày liên tục, các tình nguyện viên được yêu cầu phải thông báo cho các nhà nghiên cứu mỗi khi họ nảy sinh một nhu cầu nào đó.

Sau đó, các tình nguyện viên phải nhận dạng nhu cầu đó là gì và nó mạnh mẽ tới mức nào. Họ cũng phải tiết lộ liệu nhu cầu đó có xung đột với các ham muốn, nhu cầu khác hay không. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu sẽ hỏi ứng viên về quyết định cuối cùng: chấp nhận hay cưỡng lại sức hút.

Kết quả cho thấy Facebook, Twitter và các mạng xã hội được xếp vào nhóm “nhu cầu khó cưỡng lại nhất”.

Tác giả nghiên cứu, chuyên gia Wilhelm Hofmann giải thích rằng chính vì truyền thông xã hội luôn sẵn sàng và dễ truy cập nên càng khó từ chối nó hơn. Hơn nữa, so với thuốc lá và rượu thì mạng xã hội rất rẻ, thậm chí miễn phí. Người dùng có thể thỏa mãn ham muốn của họ mà không phải chịu sức ép gì.

“Rất khó để cưỡng lại sức hút của mạng xã hội vì chúng luôn vận hành 24/24 giờ và lại chẳng đòi hỏi gì nhiều khi tham gia”, Hofmann chia sẻ trên Telegraph.

Và theo thói thường, các tình nguyện viên càng cố cưỡng lại việc truy cập mạng xã hội thì họ lại càng bị cuốn hút vào nó nhiều hơn.

Cuối cùng, công việc cũng là một thứ gây nghiện khó bỏ hơn nhiều so với thể thao, sex và tiêu tiền, Hofmann kết luận.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.