Mỹ cũng cảnh báo vắc-xin viêm gan B gây tử vong ở trẻ

Vắc-xin viêm gan B (Hepatitis B) đã được phê chuẩn dùng cho mọi trẻ sơ sinh ở Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng ngừa vắc-xin này đang gây ra các biến chứng với tần suất, số lượng và mức độ nghiêm trọng tương đối cao.

Vắc-xin viêm gan B (Hepatitis B) đã được phê chuẩn dùng cho mọi trẻ sơ sinh ở Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng ngừa vắc-xin này đang gây ra các biến chứng với tần suất, số lượng và mức độ nghiêm trọng tương đối cao.

vắc-xin, bệnh viêm gan B, trẻ sơ sinh, tử vong, đột tử, biến chứng, nguy hiểm
Nhiều chuyên gia cho rằng việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ em là không cần thiết vì "hại nhiều hơn lợi". Ảnh minh họa: Word Press

Trong thực tế, hàng loạt nghiên cứu xem xét lại đã phát hiện ra sự liên quan giữa việc tiêm vắc-xin viêm gan B với tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở cả Mỹ và châu Âu. Với việc dính líu đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), chứng đa xơ cứng và vô số rối loạn tự miễn dịch mạn tính ở trẻ, một số bác sĩ đang lên tiếng cảnh báo về các hiểm họa từ vắc-xin viêm gan B.

Tranh cãi về các nguy cơ của vắc-xin viêm gan B trong thực tế có thể đã ngã ngũ, theo một vụ khiếu kiện tại tòa án của Cơ quan an toàn sức khỏe trẻ em Mỹ. Trong vụ việc này, tòa án đã ra phán quyết ủng hộ nguyên đơn, người đã phát triển chứng lupus ban đỏ hệ thống do hậu quả của việc tiêm vắc-xin viêm gan B. Nhà chức trách Mỹ buộc phải thừa nhận rằng vắc-xin này đã dẫn tới việc hình thành bệnh.

Theo hồ sơ của Tòa án khiếu kiện liên bang Mỹ, ngày 29/8/2001, Tambra Harris đã đệ đơn đòi bồi thường với lí do rằng cô đã mắc một số thương tổn nhất định do hậu quả của việc tiêm vắc-xin viêm gan B, trong đó có bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Mãi gần 10 năm sau, ngày 22/3/2011, tòa mới ra phán quyết yêu cầu người đứng đầu chính quyền quản lý khu vực Tambra Harris cư trú phải bồi thường cho cô tổng số tiền thanh toán một lần là 475.000 USD. Đáng tiếc là Tambra đã chết vào tháng 11/2009 nên cô không bao giờ có thể chứng kiến kết quả vụ kiện của mình. 

Liên quan đến các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng từ việc tiêm chủng vắc-xin viêm gan B, tiến sĩ Jane Orient thuộc Hiệp hội các bác sĩ và chuyên gia phẫu thuật Mỹ (AAPS) tuyên bố trước quốc hội nước này rằng: "Đối với hầu hết trẻ em, nguy cơ xảy ra một phản ứng vắc-xin nghiêm trọng có thể cao hơn gấp 100 lần nguy cơ mắc bệnh viêm gan B".

Trước thực tế là chẳng có mấy nghiên cứu về việc truyền nhiễm bệnh viêm gan B, việc tiêm vắc-xin phòng ngừa căn bệnh này cho trẻ sơ sinh dưới sự phê chuẩn của chính phủ dường như làm nảy sinh nhiều nguy cơ không mong muốn hơn.

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra và chủ yếu nhắm vào gan. Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch trong cơ thể, đặc biệt là máu và tinh dịch.

Viêm gan B hiện hầu hết lây lan do lối sống như quan hệ tình dục không an toàn hoặc sử dụng kim tiêm chích ma túy chung. Đây không phải là những điều kiện phát triển bệnh có liên quan đến trẻ sơ sinh hoặc có lẽ là đa số người dân.

Do quyết định kỳ lạ về việc chủng ngừa căn bệnh này cho cho trẻ sơ sinh và hàng loạt yếu tố khác, công luận bắt đầu hoài nghi về sự an toàn và tính hiệu quả của việc tiêm phòng viêm gan B suốt nhiều năm qua. Sau khi chính phủ Mỹ bắt đầu thúc đẩy việc chích ngừa viêm gan B trong những năm 90, Trung tâm Thông tin vắc-xin quốc gia Mỹ (NVIC) đã báo cáo như sau:

"Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ trên khắp đất nước liên hệ với Trung tâm Thông tin vắc-xin quốc gia (NVIC) để thông báo về sự phản đối của họ đối với quy định do các quan chức thuộc Bộ Y tế ban hành, đòi hỏi trẻ em phải được tiêm 3 liều vắc-xin viêm gan B trước khi được phép tham gia các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học hoặc đại học.

Cùng lúc đó, khi ngày càng có nhiều trường học và chủ thuê lao động bị khuất phục trước áp lực từ các quan chức y tế của chính phủ và yêu cầu các cá nhân phải xuất trình bằng chứng họ đã tiêm vắc-xin viêm gan B trước khi được nhận vào học hoặc vào làm, các báo cáo về những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B ở cả trẻ em và người lớn cũng đang tăng gấp bội".

Với tư cách là biện pháp mang tính phòng ngừa, việc tiêm vắc-xin viêm gan B chắc chắn chứa đựng nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị tổn thương trước các chất độc hại, khiến vắc-xin viêm gan B vốn đã tiềm ẩn nguy cơ thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn.

Việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B thường kỳ cho mọi trẻ sơ sinh bắt đầu từ năm 1992 ở Mỹ, và theo cơ quan Hệ thống báo cáo các sự cố gây hại của vắc-xin (VAERS), đã có 36.788 trường hợp chính thức được ghi nhận có phản ứng bất lợi sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B trong giai đoạn 1992 - 2005. Trong số này, 14.800 trường hợp đủ nghiêm trọng để phải nhập viện, mắc các vấn đề đe dọa tới mạng sống hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Hơn thế nữa, 781 người được thông báo đã chết sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B.

Các con số thống kê trên được cho là có thể thấp hơn nhiều so với thực tế, vì công chúng có thể thiếu nhận thức về cách phát hiện những biểu hiện hoặc triệu chứng phản ứng vắc-xin.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.