Nếu còn sống, Steve Jobs sẽ rất buồn cho Apple hiện tại

Apple từng là "tôn giáo" được nhiều người sùng kính. Nhưng thời gian đó đang qua và sẽ không trở lại.

Apple từng là "tôn giáo" được nhiều người sùng kính. Nhưng thời gian đó đang qua và sẽ không trở lại.

Sự phát triển đáng kinh ngạc của Apple bắt đầu từ cuối những năm 1990, sau khi ngành công nghiệp máy tính chuyển mình, doanh số của hệ máy Macintosh cũ sụt giảm tệ hại. Nhờ có 150 triệu USD đầu tư từ Microsoft và vị thuyền trưởng có tầm nhìn như Steve Jobs, Apple đã sống dậy.

Nhưng mọi thứ nhanh chóng thay đổi. Apple không còn Steve Jobs, thế giới công nghệ tiếp tục phát triển. Điện toán đám mây và nhận thức của máy tính hay còn gọi trí tuệ nhân tạo, là những cụm từ thường xuyên được đề cập trong vài năm trở lại đây. Chúng không cón mới mẻ, nhưng vẫn còn đang phát triển, và tất nhiên, cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị để đáp ứng chúng buộc phải phát triển theo.

Tốc độ phát triển chóng mặt này khiến nhiều người đặt câu hỏi "nếu Steve Jobs còn sống, Apple có thể tiếp tục thống trị hay không?" hay "Phải chăng sự ra đi của ông là may mắn cho chính mình vì người ta không thể thấy ông thất bại, hay là xui xẻo cho Apple vì mất đi thuyền trưởng quá sớm?". 

Neu con song, Steve Jobs se rat buon cho Apple hien tai hinh anh 1
Steve Jobs chưa từng thất bại khi chèo lái Apple. Ảnh: Wired.

Thực tế, Apple không còn trong thế giới mà hãng có thể đơn phương độc mã nghiên cứu đám mây, trí tuệ nhân tạo, hay bất cứ gì hãng muốn.

Dù hệ sinh thái khép kín của Apple từng rất thành công và những sản phẩm đều được nghiên cứu kĩ lưỡng để làm hài lòng người dùng. Nhưng nếu chỉ “khép kín”, công ty sẽ không thể bắt kịp các đối thủ, vốn chú trọng mở cửa và hợp tác với nhân tài, kỹ sư khắp thế giới.

Trí tuệ nhân tạo hay AI, không chỉ đơn thuần là thứ công nghệ có thể được phát huy đến tối đa nếu chỉ do một hãng nghiên cứu. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ nhiều nguồn khác nhau. Để có được chúng, không phải vung tiền đầu tư là sẽ có kết quả, Apple cần chủ động hợp tác và giúp đỡ các nguồn lực đó. Ngoài ra, hãng cần cho phép họ thoải mái công bố các công trình và thảo luận chúng với mọi người - như cách mà Google đang làm. 

Tương tự, đám mây cũng mang lại tiềm năng rất lớn. IBM hay Microsoft đã nhận ra điều này và không ngần ngại đầu tư vào đó. Đám mây trở thành công cụ để các hãng nhanh chóng quảng bá các sản phẩm của mình cũng như phát triển các công nghệ mới theo nhu cầu của người dùng. Nhưng Apple không thực chất tận dụng công nghệ này.

Ví dụ điển hình là trợ lí ảo Siri của họ. Chỉ vài tuần trước, Siri bị nhận xét bởi nhà báo công nghệ kì cựu Walt Mossberg là “thứ ngu ngốc”. Trợ lí ảo này có thể nhận diện giọng nói, cài đặt giờ, gửi tin nhắn, lưu ghi chú, đặt chỗ nhà hàng... Nhưng theo ông, đây là những thứ người dùng có thể và nên làm bằng tay, Siri không có gì để được gọi là xuất sắc.

Thuật toán ẩn chứa bên trong Siri chỉ được nghiên cứu phát triển bởi riêng Apple sau khi đã mua về từ cha đẻ là hãng nghiên cứu SRI. Trợ lí ảo của Apple lại không được tiếp cận với đám mây, bất lợi này đã khiến nó bị bỏ xa bởi Cortana, Alexo hay Assistant của các đối thủ khác.

Gần đây, Google đã cung cấp mã nguồn mở TensorFlow, dự án trí tuệ nhân tạo mà hãng đang phát triển, cho các sinh viên, kỹ sư hay bất cứ ai thích thú với dự án này. Họ có thể thoái mái tìm hiểu, thảo luận, đưa ra sáng kiến đóng góp. Từ đó, Google đã có thêm hàng nghìn “kỹ sư không công” giúp hãng phát triển dự án. Tiếp sau Google là Microsoft và Facebook với mã nguồn deep learning CNTK và Torch của họ.

Apple có thể làm gì họ muốn, nhưng số phận của hãng do người dùng quyết định. Nếu hãng không đáp ứng nhu cầu của họ, kẻ khác sẽ làm.

Tất nhiên, Apple không ủng hộ điều này. Hãng và CEO quá cố muốn tự kiểm soát tất cả mọi thứ, từ trải nghiệm người dùng, thiết kế phần mềm, phần cứng. Họ không muốn bất cứ người ngoài nào nhúng tay vào.

Có thể Apple từng một mình chống lại cả thế giới khi khai tử đĩa mềm, cổng Ethernet, ổ đĩa DVD hay cổng tai nghe và USB. Nhưng thế mạnh của Apple đang dần giết chết họ. Sự "độc quán" có thể tạo ra cách mạng cho từng sản phẩm đơn lẻ, nhưng không đủ để phát triển một công nghệ lớn, cần sự góp sức của cộng đồng. 

Bên cạnh sự yếu kém của Siri, không ít lần tên của vị CEO Apple được nhắc đến gần đây, nhất là sau buổi trình làng MacBook Pro 2016. Tim Cook tiếp tục bị chỉ trích bởi một chuyên gia công nghệ kì cựu tại Thung lũng Silicon là Steve Blank. Ông này cho rằng Tim không khác gì Steve Ballmer, người thay thế Bill Gate ở Microsoft.

Neu con song, Steve Jobs se rat buon cho Apple hien tai hinh anh 2
Nhiều ý kiến cho rằng Steve Ballmer và Tim Cook đều có tầm nhìn và tính cách giống nhau. Ảnh: VentureBeat.

Cả hai vị CEO đều có tài năng và tầm nhìn, nhưng chỉ đủ để khiến công ty tăng gấp đôi, gấp ba giá trị của nó. Theo Steve Blank, họ không biết cách sắp xếp, tổ chức công ty hay cụ thể là không chọn đúng người cho đúng vị trí phần cứng, phần mềm. Điều đó khiến các nhân tài của hãng ra đi, sự sáng tạo và đột phá từ đó cạn dần.

Microsoft đang ngày càng sáng tạo hơn Apple là kết quả cho những gì đã diễn ra. Mẫu Surface mới của Microsoft thực sự gây phấn khích cùng với lời khen “thật kì diệu” từ người dùng. Trong khi đó, MacBook Pro mới của Apple chỉ khiến họ lắc đầu, chán nản và có thể có không ít người dùng lời chê “Thiết kế thật lố bịch!” cho sản phẩm này.

Những gì diễn ra bên trong Apple chắc chắn sẽ khiến giá trị của hãng vẫn tiếp tục tăng, nhưng họ sẽ nhanh chóng mất đi vị thế thống trị ở cả mảng máy tính và di động.

Táo khuyết có thể đi bất cứ con đường nào họ muốn, truyền đi bất cứ cảm hứng sáng tạo nào, nhưng số phận của hãng do người dùng quyết định. Nếu hãng không đáp ứng nhu cầu của họ, kẻ khác sẽ làm.

Theo zing.vn

Apple

Steve Jobs


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.