Ngành công nghiệp tiền tỷ của ứng dụng nhắn tin miễn phí

Các dịch vụ OTT được ưa chuộng bởi chúng giúp người dùng gửi tin nhắn không mất tiền tới các số điện thoại di động trong khi vẫn mang lại nguồn thu khổng lồ cho nhà cung cấp.

Các dịch vụ OTT được ưa chuộng bởi chúng giúp người dùng gửi tin nhắn không mất tiền tới các số điện thoại di động trong khi vẫn mang lại nguồn thu khổng lồ cho nhà cung cấp.

Qua biểu đồ của BI Intelligence, người ta có thể dễ dàng hình dung vì sao tin nhắn lại trở thành "con gà đẻ trứng vàng" của các nhà mạng. Chỉ 3 năm nữa, nó sẽ đạt doanh thu lên tới 140 tỷ USD.

OTT-1372327653_500x0.jpg
Dịch vụ OTT mới xuất hiện nhưng đã có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp tiền tỷ.

Trong số này, SMS vẫn dẫn đầu khi chiếm 57%, tương đương 111 tỷ USD bên cạnh các dịch vụ quen thuộc khác. Tuy nhiên, một loại hình khác đang chen chân vào thị trường này là OTT - dịch vụ gửi thông điệp miễn phí qua Internet (Wi-Fi, 3G/4G) mà không phụ thuộc vào các hãng viễn thông.

Dù còn non trẻ, dịch vụ OTT sẽ vươn lên con số 7 tỷ USD doanh thu toàn cầu trong năm 2016, chủ yếu nhờ thu phí tải ứng dụng, tích hợp quảng cáo, bán sticker, game... Đây là con số đáng nể nếu xét trên tiêu chí miễn phí vì người dùng phải trả phí mới sử dụng được đa số các dịch vụ còn lại được liệt kê trong biểu đồ (tùy từng nhà mạng).

Chính vì thế, dịch vụ này đang tạo nên những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp di động cũng như tác động không nhỏ đến doanh thu của ngành viễn thông, khiến Facebook, Apple, Google cũng không thể ngồi yên (các công ty này đều đã tung ra những công cụ nhắn tin miễn phí tương ứng là Facebook Messenger, iMessage và Hangouts).

Nhiều hãng viễn thông đã phải điều chỉnh lại mức cước cho gói dịch vụ bao gồm khả năng nhắn tin không hạn chế để ngăn người sử dụng tìm đến các công cụ miễn phí. Họ cũng bắt đầu nghĩ tới chuyện hợp tác với các công ty phát triển OTT để triển khai những gói dịch vụ hợp lý

Tuần này, hãng nghiên cứu Ovum cho hay chỉ riêng tại Ấn Độ, xu hướng nhắn tin miễn phí đã khiến các nhà mạng đã mất 781 triệu USD trong năm 2012, dự đoán tăng lên tới 1,3 tỷ USD năm 2013 và 3,1 tỷ USD năm 2016. 

nhan-tin-1372327653_500x0.jpg
Một số nước đang cân nhắc chặn dịch vụ OTT nhưng các ứng dụng này vẫn phát triển chóng mặt.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng của thế giới khi dịch vụ OTT đang nở rộ. Trong số này, Viber được cho là đang giữ ngôi đầu khi đạt 3,5 triệu người dùng từ tháng 3/2013 và công ty này đang hướng tới mốc 10 triệu thành viên ở Việt Nam. Zalo xếp thứ hai sau khi cán mốc 3 triệu thành viên nhờ tích hợp tính năng gọi điện miễn phí. Line và Kakao Talk cũng bám đuổi quyết liệt với các chiến dịch quảng cáo lớn tại các rạp chiếu phim, trong thang máy...

Theo VnEpxress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.