Giới trẻ ngày càng 'mê mẩn' với tin nhắn

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày xuất hiện tin nhắn SMS đầu tiên được gửi thành công, một nghiên cứu của Ofcom đã chỉ ra rằng 90 % những người trong độ tuổi 16-24 đã sử dụng cách thức nhắn tin hàng ngày để liên lạc với bạn bè và người thân.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày xuất hiện tin nhắn SMS đầu tiên được gửi thành công, một nghiên cứu của Ofcom đã chỉ ra rằng 90 % những người trong độ tuổi 16-24 đã sử dụng cách thức nhắn tin hàng ngày để liên lạc với bạn bè và người thân.


Vào lễ kỉ niệm 20 năm từ khi tin nhắn đầu tiên được gửi, một nghiên cứu của Ofcom đã phát hiện 90% người từ 16 đến 24 tuổi sử dụng phương thức nhắn tin để liên lạc với bạn bè và người thân, so với 63 %  nói chuyện trực tiếp.
Nói chuyện qua điện thoại cũng đã ít phổ biến hơn so với nhắn tin với chỉ 67% cho hay họ gọi điện hàng ngày.
 



Tin nhắn đầu tiên được gửi vào 3/12/1992, khi Neil Papworth, một kĩ sư người Anh sử dụng máy tính của mình để gửi thông điệp “Chúc mừng Giáng sinh” tới một chiếc điện thoại di động Orbitel 901. Theo như nghiên cứu của công ty quản lý truyền thông Ofcom, trung bình một người Anh nhắn khoảng 50 tin mỗi tuần. Vào năm 2011, trên 150 tỷ tin nhắn đã được gửi đi tại Anh quốc, gần gấp ba lần so với 5 năm trước đó.

Báo cáo thị trường viễn thông 2012 cũng cho thấy rằng nhắn tin phổ biến nhất trong độ tuổi 12-15, với 193 tin nhắn được gửi mỗi tuần. Các bé gái tuổi từ 12 đến 15 nhắn tin nhiều hơn đáng kể so với bé trai, với 221 tin nhắn một tuần, trong khi bé trai cùng độ tuổi gửi 164 tin.

Nhắn tin đang trở thành hình thức liên lạc phổ biến của giới trẻ.


Ngay cả trẻ nhỏ cũng tham gia vào trào lưu, độ tuổi 8-11 trung bình gửi 41 tin nhắn một tuần, gần gấp đôi năm 2011. Tuy nhiên, nửa đầu 2012 chứng kiến 2 quý sụt giảm lượng tin nhắn, giảm nhẹ so với đỉnh điểm 39.7 tỷ tin vào quý cuối cùng của 2011.

Sự sụt giảm này có thể là do việc sử dụng các phương thức khác dựa trên giao thức tin nhắn, ví dụ như nhắn tin trực tiếp (Yahoo, Skype…) và các trang mạng xã hội. Sự tăng gần đây của việc sở hữu các thiết bị có kết nối Internet như máy tính bảng và smartphone, cũng có thể là nguyên nhân. Cứ 10 người trưởng thành thì có 4 người sở hữu smartphone, khiến việc tiếp cận với giao thức nền web trở nên dễ dàng hơn.
 

Mạng xã hội cũng là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ.

James Thickett, giám đốc nghiên cứu của Ofcom, cho biết: “Tin nhắn đã cải tổ hoàn toàn cái cách mà chúng ta giao tiếp, công việc và mạng lưới. Lúc đầu khi việc nhắn tin được nhận thức thì nhiều người coi đó chỉ là một thứ dịch vụ vô dụng”.

“Nhưng tin nhắn giờ đã vượt qua những cuộc gọi truyền thống và cả giao tiếp đối mặt, trở thành phương thức được sử dụng thường xuyên nhất để những người trưởng thành giữ liên lạc với nhau tại Anh quốc”, ông Thickett nói.
“Lần đầu tiên trong lịch sử di động, lưu lượng SMS đang có dấu hiệu suy giảm.”

“Tuy nhiên, khả năng phổ cập rộng rãi của một loại các công cụ thông tin liên lạc như nhắn tin trực tiếp và mạng xã hội, đồng nghĩa với việc người ta có thể sẽ nhắn tin SMS ít hơn, nhưng thực tế họ lại đang nhắn nhiều hơn bao giờ hết.”

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.