Nhà máy điện mặt trời lớn nhất ở 'rốn dầu thế giới'

Nhà máy điện mặt Trời với công nghệ CSP lớn nhất thế giới, công suất 100 Mêga-oat và xây dựng với chi phí đầu tư 600 triệu USD trên lãnh thổ Abu-Dhabi thuộc Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE)

 Nhà máy điện mặt Trời với công nghệ CSP lớn nhất thế giới, công suất 100 Mêga-oat và xây dựng với chi phí đầu tư 600 triệu USD trên lãnh thổ Abu-Dhabi thuộc Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), đã chính thức đi vào vận hành và nối với lưới điện quốc gia ngày 17/3.

Lễ khánh thành nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới ở UAE

Nhà máy có tên Shams 1, khởi công xây dựng từ tháng 7/2010 trên sa mạc Western Region, cách thủ đô Abu Dhabi về phía Tây Nam khoảng 120km, cung cấp điện cho 20.000 hộ gia đình.

Khác với các dự án nhà máy điện mặt trời hiện nay trên thế giới sử dụng hiệu ứng quang điện nhằm biến trực tiếp năng lượng ánh sáng Mặt trời thành điện năng. Nhà máy Sharm 1 sử dụng công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời CSP (concentrated solar power), tức dùng hệ thống nhiều gương phản chiếu và thấu kính hội tụ nhằm tập trung ánh sáng mặt trời vào các ống dẫn nước, làm bốc hơi để quay tua-bin và sản xuất điện.

Nguyên lý hoạt động của nhà máy điện mặt trời theo nguyên lý CSP.


Hệ thống hội tụ ánh sáng của Nhà máy Sham1 này gồm 258.000 gương gắn trên 768 nóc nhà, có diện tích khoảng 2,5 km ² rộng tương đương 285 sân bóng đá. 

Với công suất 100 MW, nhà máy Shams 1 chiếm 10% tổng sản lượng điện CSP cung cấp cho thế giới. UAE đặt mục tiêu đến năm 2020, năng lượng tái tạo sẽ cung cấp 7% nhu cầu điện năng của nước này. Mặc dù, quốc gia này có trữ lượng dầu mỏ rất lớn. Riêng Abu Dhabi, một bộ phận của UAE có trữ lượng dầu mỏ khoảng 98,2 tỷ thùng, chiếm đến 95% dự trữ dầu của toàn bộ UAE và đứng thứ 7 về trữ lượng dầu của thế giới.

Ngoài Tập đoàn Masdar (sở hữu 60% cổ phần), còn có các đối tác nước ngoài tham gia Nhà máy Shams1. Đó là: Tập đoàn Total của Pháp chiếm 20% cổ phần và Công ty Abengoa Solar của Tây Ban Nha với 20% còn lại.

Nhà máy điện mặt trời Shams1 được xem là nhà máy nguyên chiếc có công suất 100 MW lớn nhất thế giới. Mặc dù, ở một số nước khác đang triển khai xây dựng các nhà máy, hoặc theo công nghệ CSP, hoặc theo “công nghệ quang điện”, có thể có công suất tổng cọng lớn hơn nhưng là tổ hợp của một số nhà máy con với công suất dưới 100 MW. 

Chẳng hạn, Nhà máy Solnova Solar Power Station ở Tây Ban Nha gồm 5 nhà máy CSP loại 50 MW. Hoặc Nhà máy Gujarat Solar Park ở Ấn Độ với cống suất tổng cộng 600 MW bao gồm nhiều nhà máy con dùng công nghệ điện quang, còn gọi là photovoltaic (PV).  

Về phát triển công nghệ điện mặt trời, nước Đức đang giữ vững ngôi vị số 1 thế giới. Gần đây, nước này bắt đầu cắt giảm trợ giá và có kế hoạch cung cấp điện Mặt trời với giá 0,19 euro, hoặc từ 17 đến 24,5 cent đối với mỗi kW/giờ, tùy thuộc về quy mô sử dụng. 

Italia đứng thứ hai. Ở nước này bán giá điện mặt trời với giá từ 0,13 đến 0,24 euro cho mỗi kW/giờ. Nhật Bản có kế hoạch tiến xa trong việc sử dụng năng lượng mặt trời và sẵn sàng vượt Italia để trở thành thị trường lớn thứ hai về loại điện năng này.

Trung Quốc từ nhiều năm qua đã có những dự án tham vọng phát triển điện mặt trời, sản xuất và xuất khẩu sang các nước các tấm phẳng “điện quang”. Nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong xuất khẩu, về chất lượng, về giá thành và về hàng rào thuế, đặc biệt từ Hoa Kỳ.

Nói chung, nhằm hạn chế khí phát thải nhà kính và bảo vệ môi trường sống của con người trên Trái đất, nhiều quốc gia đã xem điện mặt trời là một thành phần của năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển hiện nay, đặc biệt trong những năm sắp tới.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.