Phát hiện cây già nhất hành tinh có tuổi thọ 9.550 năm

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra một cây tùng bách ở Thuỵ Điển phát triển từ thời cuối Kỷ Băng Hà, cho đến nay đã được 9.550 tuổi và trở thành cây già nhất hành tinh.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra một cây tùng bách ở Thuỵ Điển phát triển từ thời cuối Kỷ Băng Hà, cho đến nay đã được 9.550 tuổi và trở thành cây già nhất hành tinh.

cây già nhất hành tinh, thọ 9.550 năm, cây tùng bách, Kỷ Băng Hà, biến đổi khí hậu

Cây tùng bách 9.550 tuổi ở Thuỵ Điển là cây già nhất hành tinh.

Hiện cây sống ở độ cao 910m so với mực nước biển, thuộc tỉnh Dalarna, Thụy Điển. Dù nhìn bề ngoài cây chỉ cao khoảng 4m và không có vẻ cổ thụ như những cây có độ tuổi hàng ngàn năm khác nhưng bộ rễ của nó đã không ngừng phát triển suốt 9.550 năm qua, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Leif Kullman, Khoa Sinh thái học và Khoa học môi trường tại Đại học Umeå, Thuỵ Điển.

cây già nhất hành tinh, thọ 9.550 năm, cây tùng bách, Kỷ Băng Hà, biến đổi khí hậu

Dù đã ở tuổi hơn 9.000 năm, cây chỉ cao khoảng 4m và dáng khá mảnh dẻ.


cây già nhất hành tinh, thọ 9.550 năm, cây tùng bách, Kỷ Băng Hà, biến đổi khí hậu

Cây sống ở độ cao 910m so với mực nước biển.

Giáo sư Kullman giải thích: “Cây sống được thọ như vậy là nhờ khả năng tự nhân bản tế bào của nó. Khi một tế bào chết đi, một tế bào khác từ rễ nhanh chóng sinh ra thay thế, vì vậy mà cây thể kéo dài tuổi thọ”.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thêm nhiều cây tùng bách khác có tuổi thọ khá ấn tượng từ 5.000 đến 6.000 tuổi ở vùng núi này.

Theo giáo sư Kullman, chắc chắn không thể có cây nào có tuổi thọ cao hơn 9.550 bởi Thụy Điển hoàn hoàn bị băng tuyết phủ cho đến thời kỳ cuối của Kỷ Băng Hà, cách đây khoảng 11.000 năm trước.


cây già nhất hành tinh, thọ 9.550 năm, cây tùng bách, Kỷ Băng Hà, biến đổi khí hậu

Giáo sư chắc chắn rằng không thể có cây nào trên hành tinh có tuổi thọ cao hơn 9.550 tuổi.

Giáo sư Kullman chia sẻ: “Trước khi tiến hành những cuộc nghiên cứu, chúng tôi vẫn nghĩ rằng giống tùng bách xuất hiện vùng đất này khoảng 2.000 năm trước. Tuy nhiên, thời điểm băng tan trong lịch sử dường như xảy ra sớm hơn chúng tôi vẫn nghĩ. Có lẽ lớp băng tuyết trong Kỷ Băng Hà không dày như chúng ta tưởng”. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu cách thực vật thích nghi như thế nào với sự biến đổi khí hậu hiện nay.

Theo Trí thức trẻ/Bored Panda



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.