Hiểm họa trạm vũ trụ của Trung Quốc rơi xuống Trái đất

Trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc Thiên Cung 1 là cái tên được truyền thông nhắc đến nhiều trong tuần qua, sau khi các chuyên gia theo dõi vệ tinh tuyên bố, nó có thể đang bị mất kiểm soát và chuẩn bị rơi xuống Trái đất, ở bất kỳ đâu, kể cả một khu vực đông dân cư.

Trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc Thiên Cung 1 là cái tên được truyền thông nhắc đến nhiều trong tuần qua, sau khi các chuyên gia theo dõi vệ tinh tuyên bố, nó có thể đang bị mất kiểm soát và chuẩn bị rơi xuống Trái đất, ở bất kỳ đâu, kể cả một khu vực đông dân cư.

Thiên Cung, Trung Quốc

Trung Quốc hiện là một trong nhiều nước đang xúc tiến các chương trình thám hiểm không gian bằng thiết bị có người lái và không có người lái. Năm 2011, nước này đã cho phóng trạm vũ trụ đầu tiên của mình - Thiên Cung - vào quỹ đạo quanh Trái đất, ở độ cao 350 - 400km so với mặt đất.

Module phòng thí nghiệm không gian này nặng 8,5 tấn, dài 12 mét với đường kính 3 mét. Với kích thước này, Thiên Cung vẫn tương đối nhỏ, thực tế là nhỏ hơn trạm Skylab được Mỹ phóng vào không gian năm 1973.

Thiên Cung có tuổi thọ ước tính là 2 năm. Mục đích chính của cơ sở này là nhằm kiểm tra các hoạt động neo đậu quan trọng, phục vụ việc tái cung ứng và vận hành một trạm vũ trụ. Trong thời gian vận hành ngoài không gian, Thiên Cung từng 2 lần đón tiếp tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh thám hiểm Thần Châu 9 và 10, chở theo 3 phi hành gia người Trung Quốc.

Cũng giống như Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), chúng ta có thể dễ dàng quan sát được Thiên Cung từ Trái đất, vì nó rất sáng và di chuyển nhanh trên bầu trời. Do đó, các nhà thiên văn học nghiệp dư thường theo dõi nó cũng như các vật thể tương tự. Kết quả đo đường di chuyển và độ sáng của Thiên Cung được đánh giá là đáng tin cậy.

Các thông tin trên có thể giúp xác định quỹ đạo và sự quay vòng của Thiên Cung, giúp phản ánh tình trạng của trạm vũ trụ này. Nhà thiên văn học nghiệp dư Thomas Dorman, một người theo dõi vệ tinh giàu kinh nghiệm đến từ Texas, Mỹ nhận định, Trung Quốc đã mất kiểm soát Thiên Cung khi ông quan sát thấy trạm vũ trụ đang xoay theo một hướng nhất định.

Thiên Cung đã ở chế độ ngủ khi không được lên kế hoạch đón tiếp thêm tàu vũ trụ sau năm 2013. Trong thực tế, văn phòng Công nghệ không gian có người lái Trung Quốc từng tuyên bố, trạm vũ trụ này đã kết thúc sứ mệnh và chấm dứt các dịch vụ truyền tải dữ liệu vào tháng 3 năm nay. Cơ quan này cũng thông báo không còn liên lạc được với Thiên Cung được nữa. Các báo cáo mới nhất từ một số chuyên gia theo dõi vệ tinh thậm chí cảnh báo, trạm vũ trụ hiện có thể đang rơi tự do trong không gian và sắp đâm xuống Trái đất.

Theo các chuyên gia, Thiên Cung nhiều khả năng sẽ bị vỡ vụn và bốc cháy trong bầu khí quyển khi trở về Trái đất. Thảm họa sẽ xảy ra nếu mảnh vỡ khổng lồ không nóng chảy hết và rơi xuống khu vực đông dân cư, tiềm tàng nguy cơ gây sát thương nghiêm trọng.

Nhà chức trách Trung Quốc hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về những phỏng đoán trên.

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.