Phát hiện hành tinh có khí hậu hoàn hảo để tồn tại sự sống

Với những thông tin thu thập được, giới khoa học Mỹ cho rằng, hành tinh Kepler-62f này hoàn toàn thuận lợi cho sự sống phát triển.

Với những thông tin thu thập được, giới khoa học Mỹ cho rằng, hành tinh Kepler-62f này hoàn toàn thuận lợi cho sự sống phát triển.

Một trong những câu hỏi mà cả nhân loại luôn canh cánh trong lòng nhiều thế kỷ qua - đó là liệu chúng ta đang ở một mình trong vũ trụ hay còn có những sự sống khác tồn tại trên hành tinh xa xôi?

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra kết luận rằng, hành tinh mang tên Kepler-62f - ở cách Trái đất 1.200 năm ánh sáng hội tụ đủ điều kiện cho phép sự sống phát triển.

Được biết, hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 40% và nằm ngoài cùng trong số 5 hành tinh quay quanh một ngôi sao nhỏ hơn với nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời.

Phát hiện hành tinh có khí hậu hoàn hảo để tồn tại sự sống - Ảnh 1.

Kepler-62f được kính viễn vọng vũ trụ Kepler phát hiện vào năm 2013. Tuy nhiên, ở thời điểm này, các nhà nghiên cứu không có nhiều thông tin về nó.

Phát hiện hành tinh có khí hậu hoàn hảo để tồn tại sự sống - Ảnh 2.

Kích thước của những hành tinh có thể tồn tại sự sống khi xếp cạnh Trái đất, sao Hỏa, sao Thổ: Kepler-69b, Kepler-62c, Kepler-62d, Kepler-62e, Kepler-62f và Trái Đất

Chỉ sau khi nhóm nghiên cứu thuộc ĐH California Los Angeles (UCLA) và Washington sử dụng mô phỏng trên máy tính để tính toán điều kiện trên bề mặt hành tinh, chân dung của Kepler-62f mới dần lộ diện.

Đứng đầu nghiên cứu, Tiến sĩ Aomawa Shields ở ĐH California Los Angeles (UCLA) chia sẻ: "Chúng tôi phát hiện nhiều thành phần khí quyển cho phép hành tinh ấm lên đủ để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Điều này khiến Kepler-62f trở thành ứng cử viên nặng ký được xếp vào nhóm hành tinh có thể tồn tại sự sống".

Để giải quyết điều này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kịch bản về bầu không khí của "Siêu Trái đất" Kepler-62f cũng như hình dạng quỹ đạo mà nó có được, qua đó xác định xem hành tinh này có thể duy trì sự sống hay không.

Phát hiện hành tinh có khí hậu hoàn hảo để tồn tại sự sống - Ảnh 3.

Tiến sĩ Aomawa Shields cho rằng, do nằm khá xa nên khí quyển của Kepler-62f có thể sẽ dày hơn khí quyển Trái Đất từ 12 lần. Mật độ carbon dioxide (CO2) vô cùng đa dạng trong bầu khí quyển, có thể cao hơn ở Trái đất gấp 2.500 lần.

Tìm hiểu kỹ hơn về đời sống vi khuẩn cũng như độ sáng của ngôi sao mẹ, Kepler-62f hoàn toàn có thể trở thành nơi hoàn hảo cho sự sống nếu khí quyển dày gấp 3-5 lần Trái đất và chứa toàn bộ khí CO2. Những điều kiện này sẽ đảm bảo cho hiệu ứng nhà kính diễn ra giúp hành tinh ấm lên vừa đủ để dạng sự sống tồn tại.

Nếu tồn tại nước, CO2 và sự quang hợp, rất có thể, Kepler-62f còn chứa oxy trong tương lai.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrobiology.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.