Thuê xe đạp - Xu hướng nở rộ trong giới trẻ châu Á

Những chiếc xe đạp thuê màu sắc rực rỡ, nổi bật xuất hiện nhiều hơn bên ngoài các bến tàu, nhà ga

Những chiếc xe đạp thuê màu sắc rực rỡ, nổi bật xuất hiện nhiều hơn bên ngoài các bến tàu, nhà ga, khu căn hộ ở nhiều thành phố trên khắp châu Á trong hai năm qua. Đây được xem là một hướng đi mới cho bài toán giao thông và môi trường tại nhiều thành phố lớn.

Người dân có thể thuê những chiếc xe đạp với giá chỉ khoảng 1 đô la Singapore (0,74 USD) mỗi giờ, hoặc rẻ hơn, thông qua các ứng dụng điện thoại di động, để dùng trong những chuyến đi dã ngoại trong các công viên hay tới siêu thị.

Hai công ty khai thác chia sẻ xe đạp lớn nhất của Trung Quốc là Ofo và Mobike dự định lần lượt sẽ có mặt tại hơn 200 thành phố vào cuối năm 2017 và cuối năm 2018. Họ sẽ có tổng cộng gần 30 triệu chiếc xe đạp hoạt động vào cuối năm nay, cùng nhau thu hút nguồn tài trợ hơn 2 tỷ USD.

Ông Florian Bohnert, Giám đốc quan hệ đối tác toàn cầu của Mobike cho biết: “Chúng tôi sẽ xem xét mở rộng phát triển tới bất cứ thành phố nào, những nơi mà giải pháp xe đạp thông minh của chúng tôi có thể đáp ứng các nhu cầu giao thông của địa phương và chúng tôi có được sự hỗ trợ từ chính quyền sở tại.”

Theo một khảo sát không chức thức của Thomson Reuters tại khắp Bắc Kinh, Thượng Hải, Đài Bắc (Trung Quốc), Hàn Quốc và Singapore, 60 người sử dụng dịch vụ chia sẻ xe đạp đã bày tỏ cảm nhận về việc các dịch vụ này đã thay đổi cách thức di chuyển của họ như thế nào.

18% số người được hỏi cho biết họ đang sử dụng xe đạp, thay vì xe hơi, taxi hay xe máy. Đây là tín hiệu cho thấy nhiều người đang hướng đến những phương tiện không thải khí các bon gây ô nhiễm môi trường.

Cũng theo khảo sát, 82% khác sẽ đi bộ hoặc chọn các phương tiện công cộng.

Trong số 5 thành phố này, người dùng tại Bắc Kinh tích cực nhất, với 6/15 người được hỏi sử dụng dịch vụ chia sẻ xe đạp hàng ngày, 9 người khác sử dụng xe đạp vài lần trong tuần. Còn tại Thượng Hải, 5/10 người tham gia khảo sát sử dụng dịch vụ chia sẻ xe đạp hàng ngày hoặc vài lần trong tuần.

Hầu hết người được hỏi đều là nam giới trong độ tuổi 20-40. Khoảng một nửa trong số họ sử dụng xe đạp để đi học hoặc đi làm.

Singapore có tỷ lệ người thay đổi từ xe hơi, xe taxi sang xe đạp cao nhất. Thành phố Đài Bắc xếp thứ 2, thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải cùng xếp thứ 3.

Tất cả những người được hỏi tại Seoul chuyển từ phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ sang những chiếc xe đạp cho thuê, dù dịch vụ nhận được sự hỗ trợ của thành phố này đã đặt các trạm xe có tính phí, chứ không miễn phí.

Đã đạp xe 1.000 km trong năm ngoái, nhân viên văn phòng Park Yongwon, 30 tuổi, hào hứng chia sẻ: “Dịch vụ siêu rẻ và tiện lợi, các trạm xe đặt ở khắp mọi nơi. Xe đạp rất dễ sử dụng và đây cũng là một hình thức tập thể dục hiệu quả nữa.”

Theo Dantri.com.vn/Reuters


xe đạp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.