Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh

Trung tâm dạy nghề Hương Khê (Hà Tĩnh) được xây dựng với tổng mức đầu tư 39 tỷ đồng, song đến nay, ngôi trường đang bỏ hoang và trở thành nơi chăn thả trâu bò.

Nằm trong đề án 1956, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, năm 2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh ký quyết định phê duyệt dự án Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Hương Khê tại xã Hương Bình với mức đầu tư 39,2 tỷ đồng, trên tổng diện tích 35.700 m2.

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-1
Trung tâm GDTX ở xã Hương Bình được xây dựng với kinh phí 39 tỷ đồng. Ảnh: T.L

Sau gần 3 năm thi công, các hạng mục hoàn thành gồm: Nhà hiệu bộ, nhà học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, nhà thực nghiệm gia cầm, nhà thực nghiệm gia súc, nhà thư viện, nhà ăn và lắp đặt hệ thống thiết bị giảng dạy, ký túc xá 3 tầng.

Tháng 9/2014, trường được đưa vào sử dụng.

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-2
Dự án được đưa vào hoàn thành sử dụng vào năm 2014. Ảnh: T.L

Mục tiêu của dự án là để đảm bảo nhu cầu cho 600 em học sinh, vừa học vừa đào tạo nghề. Nhưng nhiều năm, ngôi trường không thu hút được học sinh theo học. Xu hướng học sinh giảm mạnh. (Cụ thể: năm 2014 có 130 em, 2015 có 110 em, 2016 có 86 em, 2017 có 49 học sinh).

Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến năm 2021, Trung tâm GDTX huyện Hương Khê phải đóng cửa vì không đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề ra. Hiện nay, trung tâm đã bỏ hoang, trở nên nhếch nhác, hoang tàn.

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-3
Ngôi trường 39 tỷ xây xong nhưng không hiệu quả, buộc phải đóng cửa. Ảnh: T.L

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-4
Bên trong khuôn viên bỏ hoang lâu nay. Ảnh: T.L

Theo quan sát của PV, sau khi đóng cửa, các hạng mục bên trong đã xuống cấp nghiêm trọng, khuôn viên trường học nhếch nhác, nhiều khu vực được người dân tận dụng làm nơi chăn thả gà, nuôi trâu, bò và nuôi dê. 

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-5
Khu vực để xe của học sinh trở thành nơi nuôi nhốt trâu, bò. Ảnh: T.L

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-6
Nhà vệ sinh biến thành chuồng nuôi gà. Ảnh: T.L

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Văn Hợp, Giám đốc trung tâm cho biết, Trung tâm GDTX ở xã Hương Bình là cơ sở 2. Từ năm 2021-2022, những học sinh đang theo học tại cơ sở này được chuyển về học tại thị trấn Hương Khê do vị trí ở xã Hương Bình nằm khá xa nên số lượng học sinh theo học rất ít.

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-7
Các hành lang lớp học, xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: T.L

"Hiện đã chuyển toàn bộ học sinh, gộp về học ở thị trấn Hương Khê và trung tâm đang có có 550 học sinh gồm 13 lớp. Còn cơ sở Hương Bình đang xuống cấp, không sử dụng nữa. Chúng tôi đang thuê bảo vệ mỗi tháng 3 triệu đồng để quản lý trung tâm", ông Hợp nói.

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-8
Đàn bò chăn thả trong khuôn viên ngôi trường 39 tỷ. Ảnh: T.L

Ông Lê Văn Hợp cũng cho biết, hiện Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (ở thị trấn Hương Khê) đang xây dựng khu vực nhà xưởng thực hành.

"Chi phí xây nhà xưởng thực hành khoảng 2,5 tỷ đồng. Sau khi nhà xưởng được xây xong, chúng tôi sẽ chuyển máy móc ở cơ sở cũ về cơ sở này để học sinh vừa thực hành nghề, vừa giáo dục thường xuyên. Ở trung tâm cũ, huyện đang làm thủ tục chuyển giao cho xã quản lý", ông Hợp nói thêm.

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh-9
Cảnh nhếch nhác khó tin tại ngôi trường hàng chục tỷ. Ảnh: T.L

 

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/canh-nhech-nhac-kho-tin-trong-ngoi-truong-39-ty-bo-hoang-o-ha-tinh-2352272.html

Hà Tĩnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.