- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên rèn chữ đẹp, dạy kỹ năng tiền tiểu học có vi phạm Thông tư 29?
Quy định cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể thao... tại Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT khiến không ít giáo viên có lớp rèn chữ đẹp, dạy kỹ năng tiền tiểu học lo lắng. Vậy hoạt động này có vi phạm quy định không?
Trong Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT vừa có hiệu lực ngày 14/2 nêu giáo viên, nhà trường không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp liên quan đến bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Trước điều này, một số giáo viên tiểu học đang có lớp dạy thêm bên ngoài hướng dẫn học sinh luyện chữ đẹp và rèn kỹ năng trước khi vào lớp 1 băn khoăn không biết mình có thực hiệc đúng luật.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT), cho biết, quy định cấm dạy thêm các môn văn hóa với học sinh tiểu học không phải là một nội dung mới. Thực tế, quy định này đã có từ Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT được ban hành từ năm 2012.
Việc dạy cho trẻ tiền tiểu học không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 19. Ảnh minh họa: Đinh Quang Tuấn
Trong chương trình tiểu học có những nội dung thuộc về rèn luyện văn hóa, văn nghệ, thể thao, kỹ năng… Nếu như những nội dung ấy nằm trong chương trình tổ chức cho học sinh thì không vi phạm Thông tư 29.
"Đặc thù của hoạt động giáo dục ở bậc tiểu học là học sinh không phải lúc nào cũng học từ sách vở, như lớp 1 các em còn chưa đọc được bao nhiêu, vì thế cần chú trọng những nội dung mang tính phát triển thể chất, kỹ năng", ông Thành lý giải thêm về quy định không dạy thêm các môn văn hóa cho học sinh tiểu học.
Theo ông, trường hợp giáo viên tiểu học hướng dẫn học sinh luyện chữ đẹp và rèn kỹ năng trước khi vào lớp 1, không phải dạy chương trình giáo dục phổ thông, thì không phải phạm vi điều chỉnh của Thông tư 29.
Tuy nhiên, trong trường hợp người dạy thuộc biên chế trường công thì cần lưu ý tới Điều 4 của Thông tư này quy định giáo viên ở các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành dạy thêm, chỉ có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Vì vậy, thầy cô đang là giáo viên trong trường công lập, nếu muốn tham gia dạy kỹ năng và rèn chữ cho học sinh thì cần nộp phiếu khai (có trong phụ lục của Thông tư 29) và nộp cho hiệu trưởng. "Còn ai dạy chui, không báo hiệu trưởng sẽ có chế tài xử lý theo quy định", ông Thành nói.
Theo Thông tư 29, tổ chức hoặc cá nhân muốn tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu:
- Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Theo Vietnamnet
-
Giáo dục7 giờ trướcViệc các trường dừng học tăng cường có thu tiền sau khi Thông tư 29 có hiệu lực khiến không ít phụ huynh loay hoay khi phải đón con sớm hơn.
-
Giáo dục7 giờ trướcTại một số bộ phận một cửa của UBND các quận trên địa bàn Hà Nội, lượng giáo viên đến đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm khá đông.
-
Giáo dục12 giờ trướcTrong những năm gần đây, ngành Công nghệ thông tin được xem là "vua của mọi nghề" khi có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn và mức lương cao ngất ngưỡng.
-
Giáo dục16 giờ trướcThông tư 29 của Bộ GD-ĐT về quản lý việc dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực, đặt ra nhiều quy định chặt chẽ đối với hoạt động này. Vậy nếu vi phạm các quy định về dạy thêm, giáo viên có thể phải đối mặt với những hình thức xử lý nào?
-
Giáo dục16 giờ trướcNhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh thắc mắc, hoạt động dạy thêm học thêm online có thu tiền liệu vi phạm quy định Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT.
-
Giáo dục17 giờ trướcHàng nghìn giáo viên Hà Nội vẫn thấp thỏm, trông ngóng tiền thưởng theo Nghị định 73/2024, dù có thông tin chi trả sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
-
Giáo dục18 giờ trướcNăm nay, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy được giao tuyển 200 chỉ tiêu hệ, tăng 60 chỉ tiêu so với năm ngoái.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiện có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành Y với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm và chương trình học chất lượng.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) vừa có quyết định đuổi học 1 năm đối với 4 nữ sinh "đánh hội đồng" bạn học cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhông chỉ có thầy cô giáo dạy thêm, nhiều sinh viên tại các trường đại học cũng lựa chọn đi làm gia sư để kiếm thêm thu nhập.
-
Giáo dục1 ngày trướcTính đến nay có 15 trường ngành Quân đội được Bộ Quốc phòng giao tuyển sinh hệ dân sự trở lại sau nhiều năm tạm dừng.
-
Giáo dục1 ngày trướcỞ tuổi 11, Nghiêm Hoằng Sâm, học sinh một trường tiểu học ở Thiệu Hưng (Chiết Giang, Trung Quốc), gây ấn tượng vì khả năng tự viết code (mã) để chế tạo tên lửa.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgay khi trường thông báo dừng dạy thêm, không tổ chức học thêm các buổi chiều, phụ huynh chật vật tìm đủ cách để gửi con.
-
Giáo dục2 ngày trướcViệc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên định kỳ phải phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới, không gây áp lực học thêm cho học sinh.