- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kiến thức cơ bản phòng dịch nCoV cho con trẻ cha mẹ cần lưu ý: Đeo khẩu trang, rửa tay cần thiết nhưng chưa đủ
Mặc dù mọi người thường xuyên nhắc nhau đeo khẩu trang y tế, rửa tay với xà bông... nhưng chỉ vậy là chưa đủ. Dưới đây là các kiến thức cơ bản về phòng dịch nCoV cho trẻ nhỏ mà cha mẹ nên ghi nhớ.
- Nghỉ học vì virus corona, Tăng Thanh Hà cho các con chơi đủ trò vui hết nấc mà không hề chạm tới điện thoại khiến ai cũng phục
- Trong thời gian nghỉ học do virus Corona, bố mẹ hãy thực hiện những điều này để con không bỏ bê việc học
- Một học sinh lớp 10 có kết quả dương tính với virus nCoV: Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo nhanh lịch trình di chuyển tại trường
Mặc dù mọi người thường xuyên nhắc nhau đeo khẩu trang y tế, rửa tay với xà bông... nhưng chỉ vậy là chưa đủ. Dưới đây là các kiến thức cơ bản về phòng dịch nCoV cho trẻ nhỏ mà cha mẹ nên ghi nhớ.
1. Đeo khẩu trang khi tới nơi đông người
Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế có 3 trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang. Thứ nhất, khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus nCov. Thứ 2, khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi... Và thứ 3, khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Bộ Y tế cũng khuyên mọi người nên đeo khẩu trang y tế khi tới nơi đông người để phòng, tránh lây lan dịch nCoV. Cha mẹ cần hết sức lưu ý điều này để nhắc nhở con cái mỗi khi ra chỗ đông người.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách. (Ảnh minh họa)
Còn về cách đeo khẩu trang y tế đúng chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Bộ Y tế hướng dẫn:
- Khẩu trang y tế chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
- Khi đeo khẩu trang, phải để mặt xanh ra ngoài do mặt này có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống. Mặt màu trắng có tính hút ẩm nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
- Khi đeo khẩu trang phải bảo đảm kín cả mũi và miệng.
- Tuyệt đối không sờ tay vào khẩu trang vì khiến bàn tay bị lây nhiễm các virus, vi khuẩn dính trên đó.
- Khi tháo khẩu trang, chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn, tránh cầm vào mặt khẩu trang khiến tay lây nhiễm các tác nhân có hại.
- Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
2. Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn
Rất nhiều phụ huynh vẫn có băn khoăn nên sử dụng nước rửa tay khô hay xà bông cho con rửa tay, sát khuẩn? Nhiều chuyên gia của Bộ Y tế đã khẳng định khả năng sát trùng, diệt khuẩn của các sản phẩm này không có gì khác biệt.
Tuy nhiên, TS. BS Đào Thị Yến Phi – Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM khẳng định nước rửa tay khô chỉ nên sử dụng khi đi ra ngoài cho tiện lợi. Bởi lẽ, khi xịt ra thì dung dịch này sẽ nhanh chóng bay hơi, vi khuẩn sẽ bị chết và tạo thành lớp màng bám ở tay. Do đó, mọi người vẫn cần rửa lại bằng xà bông, xả bằng nước sạch để loại trừ sạch sẽ lớp màng này. Còn rửa tay bằng xà bông sẽ giúp làm sạch sâu hơn, tiết kiệm và an toàn cho da tay của trẻ.
Các kiến thức cơ bản về phòng dịch nCoV cho con trẻ cha mẹ cần lưu ý: Đeo khẩu trang, rửa tay cần thiết nhưng chưa đủ - Ảnh 3.
Rửa tay bằng xà bông sẽ giúp làm sạch sâu hơn. (Ảnh minh họa)
Quan trọng hơn cả, cha mẹ không nên rửa tay cho trẻ, hãy để các bé tự thực hiện đủ 6 bước rửa tay theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế:
Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.
3. Vệ sinh đường hô hấp
Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, nếu tay chúng ta có chứa virus corona hay virus cúm, virus gây bệnh chân tay miệng... mà chạm vào mắt, mũi, miệng thì sẽ khiến cơ thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, các virus này thông thường khi ở mũi, miệng sẽ không tác động ngay, mà chúng sẽ di chuyển xuống thanh quản, bám vào các tế bào ở đây mới gây bệnh.
Chính vì thế, vệ sinh đường hô hấp là việc rất quan trọng giúp loại trừ các loại bụi bẩn, virus, vi khuẩn đã thâm nhập vào mắt, mũi, miệng.
Súc miệng bằng nước muối giúp diệt khuẩn rất tốt. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9% vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn. Hạn chế cho tay vào mắt, mũi, miệng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp và bệnh do virus corona gây ra.
4. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Không chỉ lo "chống giặc ngoài", cha mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.
Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng - ĐH Y Phạm Ngọc Thạch (TP. Hồ Chí Minh) cho biết hệ miễn dịch không phải tăng cường ngày 1 ngày 2 là xong. Thông thường, mỗi đứa trẻ phải mất từ 3-6 năm đầu đời để có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Không có 1 thức ăn gì tăng đề kháng trong khoảng thời gian ngắn 1 ngày, 1 tuần, mà cần một quá trình xây dựng, bồi đắp lâu dài.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà không quan tâm tới chế độ dinh dưỡng. Ngay từ bây giờ, hãy cung cấp cho trẻ đa dạng các thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng, bởi hệ miễn dịch cần đủ hơn 40 chất dinh dưỡng, thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào cũng làm suy yếu nó.
Bên cạnh đó, nước lọc là quan trọng nhất trong việc nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, nhu cầu nước của trẻ em cao hơn người lớn nên cha mẹ chú ý nhắc nhở trẻ uống nước, sữa để bổ sung.
Lưu ý, nên cho trẻ ăn các đồ đã nấu chín, tuyệt đối tránh đồ ăn để lâu, ôi thiu, thực phẩm chế biến từ động vật hoang dã.
5. Giữ ấm cho cơ thể trẻ, vệ sinh nhà cửa thông thoáng
Giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao đầy đủ là cách tốt để giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn, góp phần làm tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó, môi trường sống cũng rất quan trọng, cha mẹ chú ý dọn vệ sinh, phun thuốc khử trùng, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
Theo Trí thức trẻ
-
Giáo dục1 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục6 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục7 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục10 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục11 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục13 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.