- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện nhiều sai phạm, Thanh Hoá kiểm tra việc tuyển sinh nhiều trường dân tộc nội trú
Liên tiếp phát hiện các vi phạm trong việc tuyển sinh, thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động trên ở 11 huyện miền núi và 2 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh, THPT dân tộc nội trú Ngọc Lặc.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Thanh Hoá tiến hành kiểm tra, rà soát đối tượng tuyển sinh và thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022 và năm học
2022-2023.
Việc kiểm tra, rà soát việc thực hiện các hoạt động trên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá (như: Mường Lát, Quan Hoá, Lang Chánh, Quan Sơn, Cẩm Thuỷ, Bá Thước...) và 2 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh, THPT dân tộc nội trú Ngọc Lặc.
Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mường Lát
Lực lượng chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ liên quan đến kế hoạch tuyển sinh, hội đồng tuyển sinh, danh sách tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh của từng học sinh, kinh phí chi trả cho học sinh...
Được biết, thành phần cùng tham gia việc kiểm tra, rà soát, ngoài phòng chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, các trường... còn có đại diện Ban Dân tộc, Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính.
Trước đó, kết quả kiểm tra, xác minh của UBND huyện Mường Lát khẳng định nhiều con, cháu lãnh đạo phòng, trường học, giáo viên được tuyển sinh vào lớp 6, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Mường Lát sai quy định, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát và một số cán bộ, tập thể có liên quan.
Ngoài ra, theo kết quả xác minh của UBND huyện Quan Hoá, năm học 2022-2023, tổng số học sinh trúng tuyển vào trường là 60 em, trong đó có 17/60 học sinh được tuyển đúng tiêu chí, còn lại 43/60 em được tuyển sai tiêu chí. Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã công bố hình thức kỷ luật đối với 5 cán bộ, 1 tập thể. Trong đó, ông Lê Đức Hiếu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh vào lớp 6, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, năm học 2022-2023 bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo; bà Phạm Thị Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa nhận bị kỷ luật với hình thức khiển trách...
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục5 giờ trướcThanh tra Bộ GD-ĐT vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh và đào tạo tại Học viện Phụ nữ Việt Nam trong 2 năm 2022, 2023
-
Giáo dục6 giờ trướcSau khi có thông tin về việc suất ăn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học (PTDTBT TH) Nậm Tỵ (Sơn La) bị bớt xén khẩu phần ăn, UBND huyện Sông Mã đã có quyết định thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng trường học đối với bà Nguyễn Thị Hà.
-
Giáo dục10 giờ trướcGS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, nên có cơ chế cộng điểm ưu tiên, khuyến khích cho học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025 nhằm thúc đẩy việc học ngoại ngữ ở các địa phương.
-
Giáo dục12 giờ trướcKết luận thanh tra chỉ ra Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh vượt chỉ tiêu trình độ đại học, thạc sĩ trong 2 năm 2022, 2023.
-
Giáo dục13 giờ trướcNhững ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một câu hỏi tính nhanh với 2 cách tính và 2 đáp án khác nhau, khiến nhiều người tranh cãi, đâu mới là đáp án đúng.
-
Giáo dục14 giờ trướcGhi nhận của phóng viên tại một số trung tâm bồi dưỡng văn hóa ở Hà Nội cho thấy, nhu cầu học thêm của học sinh và phụ huynh là có thật và chính đáng.
-
Giáo dục15 giờ trướcTuy chưa hội ngộ đủ toàn bộ MC từng tham gia dẫn chương trình Olympia nhưng bức ảnh vẫn khiến nhiều khán giả không khỏi thổn thức, bồi hồi.
-
Giáo dục18 giờ trướcThanh tra TP.HCM vừa có kết luận về trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
-
Giáo dục1 ngày trướcLịch nghỉ Tết dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ 1 của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
-
Giáo dục1 ngày trướcPGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dự kiến đợt 1 sẽ có khoảng 15.000 – 16.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực, tăng gấp 5 lần năm ngoái.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường Nguyễn Siêu, Ngôi sao Hoàng Mai, Newton và Liên cấp Việt Úc là 4 trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới song đến nay, môn thi thứ 3 vẫn chưa được xác định
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi ra tù, Lê Lực (Giang Tây, Trung Quốc) quay trở lại ôn tập, tham gia kỳ thi tuyển sinh và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An với kết quả xuất sắc. Câu chuyện của nam sinh là bài học sâu sắc cho giới trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh thì bị cấm, trong khi dạy thêm dưới dạng liên kết lại ngang nhiên tồn tại. Nhiều giáo viên sử dụng “quyền lực mềm” ép học sinh phải học thêm ở các điểm ngoài trường học gây bất bình cho phụ huynh và xã hội. Cần những giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?